sinh khởi, theo cách nào những cái này không là các phi duyên?
Từ ngữ “được gọi” chứng tỏ tác giả không chấp thuận điều này. Bát nhã đăng luận giải thích điều này phản ảnh quan điểm của các nhà Kinh Lượng Bộ (Sautrantikas) những người chủ trương ở vào thời gian khi hiệu quả ở vào điểm sinh khởi các duyên có tác hành, nhưng chúng không có nó sẵn trước [56b]. Bởi vì trước đây chúng ta đã luận bác tác hành của sinh khởi, chúng ta vừa mới chứng tỏ rằng không thể bảo vệ được quan điểm những cái này là các duyên. Thế nên phát biểu này là không hợp lí; khẳng định nó là phạm một sai lầm. Đây là bởi vì trong thời gian mà bất kì các hiệu quả tỉ dụ các mầm không sinh khởi từ bất kì sự vật tỉ dụ các hạt giống, không hoạt động của sinh khởi nào là hiển lộ. Trong thời kì điều đó đúng, tại sao nó không thể đúng khi những cái này không là các duyên của các hiệu quả kia? Đó là, chúng chỉ không là các duyên!
Bạn phải chấp thuận điều này trên căn cứ rằng một sự vật được gọi là một duyên chỉ bởi vì có tác hành làm sinh khởi hiệu quả. Nếu một sự vật không là một duyên, trong trường hợp đó một hiệu quả không thể sinh khởi từ nó, cũng như dầu cây cải đen không thể sinh khởi từ cát.
Bạn có thể nghĩ rằng trước thời điểm khi hiệu quả ở điểm sinh khởi, bất kì sự vật gì tỉ dụ hạt lúa không là các duyên, nhưng ở thời điểm khi nó ở điểm sinh khởi, chúng trở thành các duyên. Điều này sẽ không hợp lí, bởi vì trong trường hợp đó, bất kì sự vật gì có thể là duyên của bất kì sự vật gì.
Bây giờ, giả sử bạn trả lời rằng điều này thì không sai, trên các căn cứ ngay cả các sự vật đó chúng không là các duyên và trở thành các duyên trong sự tuỳ thuộc vào các duyên khác. Bất kì các sự vật tỉ dụ các hạt lúa trước đây không là các duyên; nhưng tuỳ thuộc vào các duyên khác, chúng trở thành các duyên của sự sinh khởi bất kì các sự vật, tỉ dụ các mầm. Các duyên khác kia cũng không là các duyên khi chúng không có tướng trạng làm sinh khởi các hiệu quả của chính chúng mà chúng không ở điểm sinh khởi. Thế nên chúng cũng tuỳ thuộc vào các duyên khác, và nó cũng giống như các duyên kia. Như vậy nó sẽ có sự trở ngược vô tận (infinite regress). Trong trường hợp đó, duyên khởi thủy (original condition) không bao giờ có thể hiện hữu.
Nếu chủ trương rằng tiêu chuẩn để là một duyên là có tác hành làm cho sinh khởi các hiệu quả, nó sẽ đưa đến kết quả rằng ở các giai đoạn trước, không có nó, không một sự vật gì có thể là một duyên. Trong trường hợp đó, về sau, ngay cả ở thời gian các hiệu quả ở điểm sinh khởi, sẽ không là các duyên, và do thế hiệu quả sẽ là không có các duyên.
Đây là lập trường của chúng tôi:Các sự vật được đề khởi là các duyên bởi vì thi hành tác hành làm sinh khởi các hiệu quả (Here is our position: Things are posited as conditions in virtue of performing the action of giving rise to effects). Tác hành đó được thi hành trong hai cách: một cách trực tiếp và gián tiếp.
1.2.1.2 Luận bác quan niệm các duyên theo phương diện tác hành
Giả sử bạn nói rằng sự quan liên được quy chỉ bởi phát biểu, “Cái này sinh khởi tuỳ thuộc vào cái kia” minh giải câu nói, “Cái này là duyên của đối tượng này”