Nếu quả/hiệu quả không có trong các duyên này, nhưng quả/hiệu quả từ trong các duyên này sinh ra [Đối thủ hỏi:] Tại sao quả/hiệu quả không sinh ra từ các phi duyên?

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 40 - 41)

này sinh ra. [Đối thủ hỏi:] Tại sao quả/hiệu quả không sinh ra từ các phi duyên?

Nếu điều đó đúng, vậy thì tại sao các sự vật tỉ dụ tấm vải lại không sinh khởi từ các sự vật tỉ dụ cỏ ? Nó phải sinh từ cỏ! Các biện luận này đã được giải thích trước đây.

** Phụ bản của bản Việt: Ngài Nguyệt Xứng trong Minh cú luận giảng: Đây là ý kiến của đối thủ của chúng ta.

12cd. [Đối thủ hỏi:] Tại sao hiệu quả/quả không sinh ra từ các phi duyên?

Một hiệu quả không thể hiện hữu sẵn trước (pre-exist) trong phi duyên. Thế nên vải không thể sinh ra từ rơm và các cái khác tỉ dụ các phi duyên. Không một hiệu quả hiện hữu tự tính từng sinh khởi.

Bạn có thể phản đối: Nếu hiệu quả (phala) là một sự vật, và các duyên của nó hoàn toàn một cái khác trong trường hợp đó câu hỏi hiệu quả có hiện hữu sẵn trước trong các duyên của nó hoặc không sẽ là cái có thể hiểu được. Nhưng hiệu quả thì không khác biệt hoàn toàn các duyên của nó. Trái lại nó chính là các duyên.

Ngài Long Thọ trả lời: Tụng 13 >>

1.2.3.2 Luận bác về hiệu quả hoặc có hoặc không có bản chất của các duyên một cách tự tính

Giả sử một người biện luận như sau: Nếu hiệu quả và các duyên khác biệt, vậy thì thật là hợp lí khi quyết định một cách phân tích xem hiệu quả có ở hoặc không ở trong các duyên. Nhưng hiệu quả hoàn toàn có bản chất của các duyên.

13. [Ngài Long Thọ trả lời:] Nếu hiệu quả/quả sinh ra từ các duyên của nó, nhưng các duyên không có tự tính (không thực hữu); vậy từ cái không có tự tính sinh ra, làm cách nào nói sinh ra không có tự tính (không thực hữu); vậy từ cái không có tự tính sinh ra, làm cách nào nói sinh ra từ các duyên?

Thật là không hợp lí khi nói hiệu quả có bản chất của các duyên hoặc là nó là một chuyển hoá của các duyên, bởi vì các sự vật tỉ dụ sợi chỉ thì hiện hữu có tự tính, người ta có thể nói tấm vải có bản chất đó; nhưng các duyên đó về phương diện tự tính không có bản chất của chính chúng, bởi vì chúng chỉ thuần được đề khởi luận đề xuyên qua sự thiết lập giả định (merely posited through imputation) được đặt căn bản trên các bộ phận của chúng. Thế nên, làm cách nào có thể một hiệu quả -- tỉ dụ tấm vải -- - của một sự vật mà nó về phương diện tự tính nếu không có bản chất của chính nó, có bản chất của các duyên tỉ dụ sợi chỉ? Nó không thể!

Về điều này, Bốn trăm tụng nói:

Tấm vải bắt đầu hiện hữu từ các nguyên nhân Các nguyên nhân bắt đầu hiện hữu từ các cái khác Làm cách nào một sự vật không hiện hữu do tự nó Làm sinh khởi một sự vật khác? (XIV:13)

[“Bốn trăm tụng” sử dụng tỉ dụ cái bình; ngài Tsongkhapa đổi tỉ dụ bình thành tấm vải]

Do thế không có các hiệu quả mà chúng có bản chất của các duyên. Bây giờ giả sử bạn nói hiệu quả có bản chất của nó là một sự vật phi duyên, bởi vì, trong khi nó có một bản chất thì không thể bảo vệ quan điểm nó có các duyên là bản chất của nó.

14a Thế nên quả không sinh từ các duyên, cũng không sinh từ các phi duyên

Hiệu quả không hiện hữu từ các duyên, bởi vì không thể bảo vệ quan điểm tấm vải hiện hữu từ sợi chỉ; cũng không hợp lí khi nói là từ phi duyên, đề khởi nó hiện hữu từ rơm. Mặc dù chúng ta trước đây đã luận bác xong về nguyên nhân và hiệu quả có cùng bản chất, nhưng các biện luận bác bỏ chúng có cùng bản chất (hiện hữu tự tính) thì không giống nhau.

1. 2. 3. 3 Luận bác về tiêu chuẩn phân biệt giữa có bản chất của các duyên và có bản chất của các phi duyên các phi duyên

Bây giờ một người có thể biện luận như sau: Mặc dù bạn đã luận bác sự hiện hữu của các hiệu quả có một tiêu chuẩn rõ ràng về là một duyên hoặc là một phi duyên. Nó cũng giống như chỉ có bột vừng nhào đến từ một hạt mè giống, nhưng bơ thì không, và cũng như chỉ bơ đến từ sữa chua, nhưng bột vừng nhào thì không; và chúng cũng không đến từ cát. Chính bạn [là đối thủ] đã nói rằng “từ các phi duyên” [I:12cd ]. Nếu không có hiệu quả được gọi là “bơ” và “bột vừng nhào”, thật là không hợp lí khi nói các hạt mè giống và sữa chua là các duyên và không là các phi duyên (conditions as opposed to nonconditions). Thế nên các hiệu quả và các duyên hiện hữu một cách có tự tính.

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 40 - 41)