Từ ngữ Phật học

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 52 - 53)

tam ma bát để: tam ma bạt đề, đẳng chí, chính thụ, chính định hiện tiền samapatti: meditative

absorption-- chỉ cho cảnh giới thiền định do xa lìa các phiền não hôn trầm trạo cử… mà thân tâm hành giả đạt đến trạng thái bình đẳng an hoà (Từ điển Phật Quang)

tâm vương: vua tâm , tức chỉ cho chủ thể của 6 thức hoặc 8 thức, là Tâm pháp trong 5 vị theo cách phân loại của Hữu bộ và tông Pháp tướng.

Thuyết nhất thiết hữu bộ cho thể tính của 6 thức: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là một nên chủ trương tâm vương chỉ có một; còn tông Pháp tướng thì cho 8 thức ( ngoài 6 thức còn thêm thức Mạt na, thức Alại da) , mỗi thức đều có thể tính riêng, cho nên chủ trương Tâm vương là 8.

tâm sở: Skt. Caitta; Caitasika.

Cũng gọi: Tâm số, Tâm sở hữu pháp, Tâm sở pháp, Tâm số pháp.

Những tác dụng của tâm, tương ứng và tồn tại cùng lúc với tâm, 1 trong 5 vị.

Về mối quan hệ tương ứng giữa tâm vương(tâm ) và Tâm sở thì có 5 nghĩa bình đẳng (sở y bình đẳng, sở duyên bình đẳng, hành tướng bình đẳng, thời bình đẳng, và sự bình đẳng), vì thế nên Tâm sở cũng gọi Tương ứng pháp, Tâm tương ứng pháp.

Chỉ cho đối tượng của sự nhận thức, là nhân sinh ra các pháp tâm, tâm sở, và lại bị các thứ tâm ấy chấp lấy.

Tông Câu xá kiến lập thuyết “Sáu thức” cho nên chủ trương cảnh Sở duyên là 6 cảnh: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tông Pháp tướng kiến lập thuyết “Tám thức” cho nên ngoài các thức và các cảnh sở duyên nói ở trên, còn nói đến cảnh sở duyên của thức thứ 7 và thức 8. Tức là thức thứ 7 lấy Kiến phần của thức thứ 8 làm cảnh sở duyên. Thức thứ 8 thì lấy 3 cảnh là chủng tử, hữu căn thân và khí thế giới làm cảnh sở duyên.

Sở duyên duyên: Skt. Alambana-pratyaya Cũng gọi Duyên duyên. Duyên của sở duyên 4. Ngã/Vô ngã

Ngài Nguyệt Xứng trong “Luận giải về Bốn trăm tụng của ngài Thánh Thiên” viết:

“Ở đây “ngã” là một hiện-hữu tự-tính (svabhava) của các hiện tượng, đó là, không tùy thuộc vào cái khác. Sự phi hiện-hữu của ngã này là vô-ngã. Vô ngã này được thực chứng hai cách xuyên qua một phân chia thành con người và các hiện tượng (khác) -- một vô ngã của các nhân thể và một vô ngã của các hiện tượng (khác) [nhân ngã và pháp ngã].”

(trích theo J.Hopkins. Meditation on Emptiness -- trang 637)

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 52 - 53)