Giả hoà hợp Gọi tắt: giả hợp Nhờ các nhân duyên tụ tập lại mà thành một vật, khi nhân duyên li tán thì vật ấy không tồn tại nữa Vì không có tự tính, chẳng phải thật có, nên gọi là Giả hoà hợp.

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 50 - 51)

thì vật ấy không tồn tại nữa. Vì không có tự tính, chẳng phải thật có, nên gọi là Giả hoà hợp.

8. Hư không. Skt.akasa

1. Hư không: Chỉ cho pháp vô vi thanh tịnh, không bị chướng ngại.

2. Hư không: Khoảng không bao la gồm có năm nghĩa: Trùm khắp, thường hằng, không bị ngăn ngại, không phân biệt, dung nạp hết thảy muôn vật.

Còn theo Tông kính lục quyển 6 thì Hư không có 10 nghĩa:

Không chướng ngại, cùng khắp, bình đẳng, rộng lớn, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hữu không, không không, vô đắc.

3. Hư không: Tên khác của Không giới. Chỉ cho khoảng không gian, nơi tồn tại của tất cả các pháp, 1 trong 6 giới.

---

*Kinh Lăng già giảng vô sinh, vô nhị.

 Đức Phật giảng về không có tự tính và pháp tu tập vô tự tính trong kinh Lăng Già (trích Lăng Già Nhập Đại Thừa Kinh, bản dịch Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn trang 164-165):

[76] Lại nữa, này Mahàmati, không phải các sự vật là không được sinh ra, mà chúng không được sinh ra từ chính chúng, trừ phi chúng được quán sát trong trạng thái Tam-ma-địa, đấy là ý nghĩa của “các pháp đều vô sinh”.

Này Mahàmati, theo ý nghĩa thâm sâu nhất thì không có tự tính là vô sinh. Tất cả các pháp không có tự tính nghĩa là có một sự trở thành luôn luôn có và liên tục, một sự thay đổi từng sát na từ trạng thái hiện hữu này sang trạng thái hiện hữu khác; này Mahàmati, thế thì tất cả các pháp đều không có tự tính. Đấy gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính.

Lại nữa, này Mahàmati, vô nhị là gì? Này Mahàmati, đấy nghĩa là ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và trắng là những biểu từ tương đối và cái này không độc lập đối với cái kia; như Niết-bàn và luân hồi, tất cả các sự vật là không-hai, không có Niết-bàn ngoài nơi có luân hồi; không có luân hồi ngoài nơi có Niết-bàn; vì cái điều kiện hiện hữu không có đặc tính độc lập đối với nhau. Do đó mà bảo rằng tất cả các pháp là vô nhị như Niết-bàn và luân hồi vậy. Vì vậy, này Mahàmati, ông phải tu tập (thể nghiệm) cái không, vô sinh, vô nhị và vô tự tánh. (Mahamati: Đại Huệ)

Chú thích 1. Tác phẩm

Nguyệt Xứng. Minh cú luận. Chandrakirti. Mulamadhyamakavrttiprasannapada. Clear Words, Commentary on (Nagarjuna‟s) “Treatise on the Middle Way”

Nguyệt Xứng. Nhập Trung Luận. Chandrakirti. Madhyamakavatara. Supplement to (Nagarjuna‟s) “Treatise on the Middle Way”.

Nguyệt Xứng. Giải Thích Nhập Trung Luận. Chandrakirti. Madhyamakavatarabhashya. Commentary on the “Supplement to (Nagarjuna‟s) “Treatise on the Middle Way”

Nguyệt Xứng.Giải thích Bốn trăm kệ tụng của Thánh Thiên về Các hạnh Du già của chư Bồ Tát.

Chandrakirti. Bodhisattvayogacharyachatuhshatakatika. Commentary on (Aryadeva‟s) „Four hundred Stanzas on the YogicDeeds of Boddhisattvas‟.

Phật Hộ. Phật Hộ Giải Thích Trung Luận (Phật Hộ Căn Bản Trung Sớ). Buddhapalita.

Buddhapalitamulamadhyamakavrtti. Buddhapalita‟s Commentary on (Nagarjuna‟s) “Treatise on the Middle Way”

Thanh Biện. Bát nhã đăng luận. Giải thích Trung Luận của Long Thọ. Bhavaviveka.

Prajnapradipamulamadhyamakavrtti; Prajnapradipa; Lamp for (Nagarjuna‟s) „Wisdom‟, Commentary on the Treatise on the Middleway

Thanh Biện. Quang Minh Biện Luận. Bhavaviveka. Madhyamakahrdayavrttitarkajvala. Blaze of Reasoning, Commentary on the”Heart of the Middle Way”.

Quan Âm Cấm. Giải thích “Bát nhã đăng luận của Thanh Biện”. Avalokitavrata. Prajnapradipatika. Commentary on (Bhavaviveka‟s) „Lamp for (Nagarjuna‟s ) Wisdom‟.

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 50 - 51)