Sự xác nhận bởi các dẫn chứng từ các bản kinh liễu nghĩa

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 41 - 43)

Có những kẻ không có khả năng lí luận và những kẻ chỉ thuần tin cậy vào kinh sách, và những kẻ nói các biện luận diệu nghĩa của ngài Long Thọ chứng tỏ các sự vật không sinh khởi về phương diện tự tính, tất cả đều chỉ thuần là các triết lí ngụy biện được trình bày trong các bộ luận khó hiểu. Để luận bác chúng, và để

chứng tỏ tất cả các bản kinh trình bày các sự vật là bất sinh được giải thích bởi chương này, một chỉ định vắn tắt được làm vững mạnh thêm bằng các dẫn chứng từ các bản kinh liễu nghĩa được trình bày. Kinh Thánh giả bảo sinh (Aryaratnakara sutra) nói,

Bất kì cái gì là rỗng thông (chân không diệu hữu) và không thể tri nhận được Thì giống như các đường bay của một con chim trong phương trời vô tận. [mDo sde tha 285b]

Điều này chứng tỏ tuệ tri cách tuyệt cấu trúc của tưởng, nó thì tương ứng với tính thật tại, thì giống như sự tương tự này. Tính thật tại / pháp tính (Reality) giống như thế này:

Cái mà không có quả/hiệu quả (entitihood) bất kì ở đâu Không bao giờ có thể là nguyên nhân của bất kì cái gì khác. Cái mà quả của nó thì không được tìm thấy, cái đó thì vô tự tính Làm cách nào nó có thể là duyên của một cái khác [mDo sde tha 285b]

Các nguyên nhân và các duyên về phương diện tự tính không có bản chất của các năng sinh (Causes and conditions do not essentially have the nature of being producers).

Làm cách nào một sự vật vô tự tính có thể được sinh khởi bởi một cái khác?

Đức Như Lai đã trình bày như thế về sự liên hệ nguyên nhân và hiệu quả. [như đã dẫn 285b]

Như vậy Đức Tối Thắng đã khẳng định và biện luận rằng các hiệu quả là rỗng thông (chân không diệu hữu )-- rằng chúng không có bản chất của cái sở sinh về phương diện tự tính (Thus it is said that the Victor has stated and argued tat the effects are empty -- that they do not have the nature of being essentially produced).

Tất cả các hiện tượng đều bất biến và ổn định; Bất biến, chẳng động và chẳng tĩnh

Cũng như hư không rỗng thông thì không được thấy Kẻ vô minh thì nhầm lẫn về điều này [như đã dẫn, 285b]

Phát biểu này chứng tỏ thật tướng của các hiện tượng thực sự là bất biến, v.v… Cũng như hư không thì không được hiểu là bất kì sự vật gì, nhưng chỉ là sự chỉ thuần không có các chướng ngại, tỉ dụ các núi non, tính thật tại / pháp tính nên được hiểu là chỉ thuần là sự không có các cấu trúc của tưởng, tỉ dụ tính chủ thể biến dịch (mutability) và tính bất ổn định (instability). Nếu các hữu tình không thật chứng pháp tính, họ lang thang trong luân hồi sinh tử.

Cũng như núi non là bất khả động Các hiện tượng là bất khả động, Không có chết, biến dịch hoặc sinh

Biểu từ này chứng tỏ tính không (tự tính không) của các hiện tượng không thể được diễn dịch theo bất kì một cách nào khác; các hiện tượng không có hoại diệt, biến hoá, v.v…

Các hiện tượng cũng không được sinh khởi, cũng không bắt đầu hiện hữu Cũng không diệt tận, cũng không biến dịch, cũng không già

Vị sư tử của loài người đã chứng tỏ điều này

Và đã dẫn hàng trăm các hữu tình thấy điều này.[nđd 261b]

Đoạn văn này chứng tỏ ngài đã làm cho các học trò của ngài có khả năng hiểu thấu được dữ kiện bất sinh bất diệt về phương diện tự tính. Phát biểu này cũng ngụ ý minh bạch các kẻ khác cũng nên dẫn dắt các hữu tình thấy điều đó.

Quả/hiệu quả không hiện hữu ở bất kì đâu,

Cũng không là bất kì một sự vật khác, và không thể được tìm thấy. Nó thì không ở trong; cũng không được tìm thấy ở bên ngoài.

Đấng thủ hộ (Đấng giữ gìn che chở) đã dẫn dắt chúng thấy điều này. [nđd, 262a]

Đoạn văn này chứng tỏ rằng bất kì các hiện tượng nào, ai tìm kiếm chúng không thành vấn đề, sẽ tìm thấy là cũng không có quả của chúng hoặc quả của bất kì cái khác. Ngài đã dẫn dắt hữu tình thấy sự kiện này. Điều này chứng tỏ làm cách nào các học trò nên tăng trưởng sự lí hội thông hiểu của họ về ý nghĩa liễu nghĩa.

Như Lai đã nói về những người đi tìm tịch tĩnh Không một người đi nào có thể được tìm thấy Họ đều được tuyên bố là không đi

Xuyên qua sự giải thoát của họ, nhiều hữu tình được giải thoát [nđd 262a]

Ý nghĩa của đoạn văn này như sau: Nếu bạn truy tìm những kẻ bắt đầu tịch tĩnh, bạn không tìm thấy. Tuy nhiên, họ thì cách tuyệt năm cõi chuyển cư tái sinh, và họ được giải thoát, và họ được nói là có khả năng giải thoát nhiều người khác. Khi phân tích một cách hợp lí, bạn không tìm thấy họ, nhưng sự giải thoát của họ không do thế mà bị luận bác.

Do thế các biện luận này trong chương thứ nhất nên được xem là con mắt nhìn vào tất cả các kinh văn trình bày sự không sinh khởi trong cách này và các cách tương tự.

Một phần của tài liệu giai-thich-trung-luan-chuong-1-khao-sat-ve-cac-duyen (Trang 41 - 43)