Như vậy, về lÝ thuyết, các doanh nghiệp tư nhân được tham gia cung cấp tất cả những hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục này và danh mục cấm kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều ngành, lĩnh vực hiện nay tư nhân vẫn không được phép kinh doanh do chưa xây dựng được cơ sở pháp lÝ đầy đủ để thực hiện công việc này.
24
Một vấn đề nữa cản trở sự tham gia của tư nhân vào cung cấp dịch vụ công là quy trình cấp phép, giao dự án lựa chọn chủ đầu tư của cơ quan nhà nước trong một số lĩnh vực. Trong một số lĩnh vực, dù không có quy định cấm hoặc hạn chế doanh nghiệp tư nhân hoạt động, nhưng để có thể hoạt động được, các doanh nghiệp buộc phải được cơ quan nhà nước cấp phép hoặc kÝ hợp đồng. Nếu quá trình cấp phép và kÝ hợp đồng này chỉ dành cho các DNNN mà không có sự đấu thầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân thì cũng không khác gì độc quyền nhà nước. Nhiều ví dụ trong các lĩnh vực cho thấy điều này.
Hiện nay, lĩnh vực khai thác than không thuộc diện độc quyền Nhà nước. Tuy nhiên, các mỏ than đá chỉ được cấp cho Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, hai DNNN khai thác. Hiện nay, theo pháp luật về khoáng sản, tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, than là loại khoáng sản không tổ chức đấu giá quyền khai thác. Thêm vào đó, các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập ngay lập tức không thể cạnh tranh về năng lực với hai DNNN lớn nhiều kinh nghiệm này.
Đối với một số lĩnh vực khác như hạ tầng sân bay, đường bộ, bến cảng, luồng tuyến đường thuỷ và hàng hải thì việc tham gia của các nhà đầu tư tư nhân cũng vẫn cần có sự cấp phép của Nhà nước và dựa trên các quy hoạch dự án có sẵn. Chính vì vậy, việc một doanh nghiệp tư nhân có được phép tham gia cung cấp các dịch vụ này hay không thực tế vẫn dựa vào cơ chế xin cho chứ chưa có sự đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư một cách bình đẳng.
Đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước cũng gặp tình trạng tương tự. Điều 49 của Luật Ngân sách nhà nước vẫn cho phép các cơ quan nhà nước được phân bổ và giao dự toán ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc trong đó có cả các doanh nghiệp. Nói cách khác, nếu một cơ quan nhà nước có doanh nghiệp trực thuộc trong một lĩnh vực nào đó thì không cần tổ chức đấu thầu hoặc đấu giá trong việc cung cấp dịch vụ. Như vậy, cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào Ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước đó.
Ví dụ, đối với dịch vụ duy tu, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia: dự toán ngân sách giao cho Bộ Giao thông vận tải, và Bộ này giao luôn cho Tổng Công ty Đường sắt thực hiện nhiệm vụ, chứ không tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2019/NĐ-CP về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đây có thể coi là cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia sâu hơn vào việc cung cấp các dịch vụ công từ nguồn ngân sách.
Như vậy, hiện đang có tình trạng là quy định pháp luật chính thức hạn chế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công chỉ dừng lại ở 20 ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, trên thực tế thì sự tham gia của khu vực tư nhân tại rất nhiều ngành, lĩnh vực khác bị hạn chế vì nhiều lÝ do khác nhau. Vấn đề mấu chốt nằm ở việc các quy định bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu thầu lựa chọn nhà thầu chưa đầy đủ. Điều này khiến cho việc doanh nghiệp tư nhân có được tham gia cung cấp dịch vụ công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước quản lÝ lĩnh vực đó.
Một nghiên cứu có tên “Việt Nam chuyển đổi - Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam năm 2014” (CAMS 2014) cho thấy cảm nhận của xã hội về sự tham gia của tư nhân trong cung ứng dịch vụ công. Đây là một cuộc khảo sát về sự thay đổi nhận thức của người Việt Nam đối với vai trò của Nhà nước và Thị trường do Ngân hàng Thế giới và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tiến hành từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2014. Khảo sát thu thập được 1643 phản hồi với phương pháp lấy mẫu đơn giản. Các nhóm đối tượng là cá nhân làm việc trong cơ quan Quốc hội, cơ quan Đảng ở trung ương, cơ quan Chính phủ và các bộ ngành, UBND và sở ngành cấp tỉnh, thành phố, DNNN, doanh nghiệp dân doanh trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội, cơ quan báo chí, đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nghiên cứu, giảng dạy, và nhóm khác (gồm học sinh, sinh viên, người thất nghiệp, người đã nghỉ hưu). Các câu hỏi trong phiếu khảo sát tập trung vào cảm nhận của người được hỏi về mô hình kinh tế nhà nước và thị trường, cơ chế quyết định giá cả hàng hoá, cải cách DNNN, đánh giá về một số dịch vụ công…
Kết quả khảo sát CAMS cho thấy, về cơ bản, những người được hỏi có mức độ hài lòng/hoàn toàn hài lòng với dịch vụ công do tư nhân cung cấp cao hơn những dịch vụ công do Nhà nước cung cấp.