CUNG CẤP DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Báo cáo Hành trình chuyển đổi: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam (Dịch vụ đánh giá sự phù hợp) (Trang 37 - 38)

36

Quá trình chuyển đổi việc cung cấp các dịch vụ Đánh giá sự phù hợp của Việt Nam bắt đầu từ năm 2000. Trước năm 2000, toàn bộ các dịch vụ Đánh giá sự phù hợp đều do Nhà nước cung cấp và coi đây là nhiệm vụ thuộc về quản lÝ nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 đã bắt đầu hình thành cơ chế để xã hội hoá dịch vụ Đánh giá sự phù hợp. Sau đó 7 năm, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 đã hoàn thiện thêm cơ chế để xã hội hoá các dịch vụ Đánh giá sự phù hợp, mở rộng cơ hội cho tư nhân tham gia cung ứng các dịch vụ này.

GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Việc gia nhập thị trường theo các quy định pháp luật hiện nay không quá cao. Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định các điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ Đánh giá sự phù hợp. Theo Ý kiến của nhiều doanh nghiệp tham gia phỏng vấn định tính thì các rào cản gia nhập thị trường về mặt pháp lÝ hiện nay ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề gây cản trở và cần được đơn giản hoá.

XÁC NHẬN KINH NGHIỆM TỪ BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CŨ

Quy định phải xin xác nhận kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp khi mới gia nhập thị trường. Theo quy định này, các doanh nghiệp muốn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải chứng minh có nhân sự đủ năng lực. Trong hồ sơ nộp để làm thủ tục hành chính, phần chứng minh năng lực nhân sự phải có sự xác nhận của các bên sử dụng lao động cũ của người lao động đó. Tuy nhiên, việc một người lao động chuyển việc xin chủ cũ xác nhận kinh nghiệm là rất khó khăn, vì các chủ sử dụng lao động cũ sẽ lo ngại việc xác nhận này sẽ tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh mới với họ trên thị trường.

CHỒNG CHÉO VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Sự chồng chéo về thủ tục hành chính hiện nay rất lớn. Gánh nặng về thủ tục hành chính làm mất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp mà không thực sự có Ý nghĩa. Doanh nghiệp thường phải làm các thủ tục hành chính sau:

Xin chứng nhận ISO, thường là xin của BOA (Văn phòng công nhận chất lượng); Đăng kÝ dịch vụ theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP;

Xin Bộ quản lÝ chuyên ngành chỉ định để cung cấp dịch vụ thuộc diện bắt buộc.

Thông thường, một doanh nghiệp làm dịch vụ Đánh giá sự phù hợp cho rất nhiều các chỉ tiêu với nhiều loại mặt hàng. Mỗi loại chỉ tiêu đó lại phải thực hiện một lần các thủ tục trên, khiến cho về tổng thể, số lượng các thủ tục hành chính trở nên rất nhiều.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hành trình chuyển đổi: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam (Dịch vụ đánh giá sự phù hợp) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)