Các chỉtiêu đánh giá hiệuquả sửdụng tàisản củadoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, thương mại và dịch vụ Thiên Việt (Trang 28 - 40)

lượng cũng như chất lượng sản phẩm vượt trội. Thứ ba, việc sử dụng tài sản hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm số tiền lớn đảm bảo việc sử dụng hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát, góp phần giúp vòng luân chuyển từ tài sản thành doanh thu diễn ra nhanh chóng, tạo lợi thế thương mại trên thị trường.

Vì vậy, việc sử dụng tài sản hiệu quả mang lại không chỉ lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày mà còn là lợi thế trên thị trường cạnh tranh không ngừng thay đổi và phát triển.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp doanh nghiệp

1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn  Tốc độ luân chuyển TSNH

Việc sử dụng hợp lý TSNH biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển TSNH. Tốc độ luânchuyển TSNH nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng TSNH của doanh nghiệpcao hay thấp. Tốc độ luân chuyển TSNH được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: số lầnluân chuyển TSNH và kỳ luân chuyển TSNH.

- Số lần luân chuyển TSNH:

Số lần luân chuyển TSNH là chỉ tiêu nhằm phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSNH thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

(1.1)

Chỉ tiêu này càng caonghĩa là tốc độ luân chuyển TSNH càng cao, nó phản ánh trình độ tổ chức TSNHcàng tốt, hiệu suất sử dụng TSNH càng lớn.

- Kỳ luân chuyển TSNH (1.2)

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để TSNH thực hiện đượcmột lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của TSNH. Kỳ

luânchuyển càng ngắn chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, hiệu suất sửdụng TSNH càng cao

 Hệ số đảm nhiệm của TSNH

(1.3)

Chỉ tiêu này phản ánh số TSNH cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuầntrong kỳ. Hệ số đảm nhiệm TSNH càng thấp bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng TSNHcàng cao bấy nhiêu và ngược lại.

 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là biểu hiện cho nguồn lực của một doanh nghiệp. Vì thế, cần có những chỉ tiêu để đo lường nguồn lực ấy.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời):

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn vớitổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả).Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định như sau:

(1.4)

Tổng tài sản ngắn hạn bao gồm cả đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạnlà những khoản nợ phải trả trong thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm: các khoản vayngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả cho người lao động, nợdài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng.

Thông thường, hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp làyếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanhnghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp cókhả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, trongmột số trường hợp, hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét các hệ số dướiđây. Tuy vậy hệ số này lớn hơn 1 cho

thấy doanh nghiệp đã tài trợ theo đúngnguyên tắc tài chính  Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu của tổng tài sản ngắnhạn và hàng tồn kho với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệsố khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau:

(1.5)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ của doanhnghiệp trong thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa, là một đặctrưng tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Độ lớn của hệ số này phụ thuộc vàongành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trongkỳ.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ lệ giữa tiền và các khoản tươngđương tiền với tổng nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khảnăng thanh toán tức thời được xác định bằng công thức:

(1.6)

Ở trong công thức này, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển. Các khoản tươngđương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắnhạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn ba tháng và không gặprủi ro lớn.

 Các chỉ tiêu hệ số hoạt động kinh doanh  Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán với hàng tồn khobình quân trong kỳ.Số vòng quay hàng tồn kho được xác định như sau:

(1.7)

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng tồn kho bình quân luânchuyển được trong kỳ. Hệ số này cao giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin vào khảnăng thanh toán. Ngược lại, hệ số này thấp nghĩa là doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư,hàng hóa vì dự trữ quá mức hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm.

 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ (thườnglà 360 ngày) và số vòng quay hàng tồn kho.

(1.8)

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quayhàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy số vòng quay hàng tồn kho càng lớnvà ngược lại.

 Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (có thuế giátrị gia tăng) và số dư bình quân các khoản phải thu.Vòng quay các khoản phải thu được xác định như sau:

) (1.9)

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thucủa doanh nghiệp. Chỉ tiêu này các lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanhnghiệp là tốt và ngược lại.

 Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ (360) và số vòng quaycác khoản phải thu.

(1.10)

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phảithu. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp là càngtốt và ngược lại

 Chỉ tiêu hệ số sinh lời Tỷ suất lợi nhuận TSNH (1.11)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận TSNH phản ánh một đồng TSNH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sửdụng TSNH của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn (2.1)

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao.

 Hệ số sinh lời tài sản dài hạn (2.2)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản dài hạn. Khi nhìn vào tỷ số này, doanh nghiệp biết cứ 100 đồng giá trị TSDH sử dụng thì cuối kỳ nhận được bao nhiêu đồng sau thuế. Hệ số này càng cao thì thể hiện khả năng sinh lời càng cao, và là chỉ tiêu cho các nhà đầu tư đánh giá trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (2.3)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số càng cao tức là hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng càng cao.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

 Vòng quay tài sản (2.4)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản. Hệ số này chịu ảnhhưởng đặc điểm ngành kinh doanh và trình độ quản lý, sử dụng tài sản của doanhnghiệp. Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quảvà có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Nếu chỉ tiêu nàythấp cho thấy tài sản được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy doanhnghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.

 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

(2.5) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản không tính đến ảnh hưởngcủa thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc hình thành tài sản.

 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản

(2.6) Tỷ suất lợi nhuận trướcthuế trên tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

(2.7) Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

 Phương trình DUPONT

Tỷ suất lợi nhuận sauthuế trên tổng tài sản(ROA)= Hệ số lãi ròng xVòng quay tài sản

Phương trình này cho thấy tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trêndoanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suấtlợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.Tóm lại, thông qua các chỉ

tiêu đánh giá cơ bản có thể giúp nhà quản lý doanhnghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp từ đó tìm ra cácbiện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp nhằm giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hìnhcủa năm trước, kỳ trước, từ đó có nhận xét và đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản cho năm, kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, không thể đồng nhất khi so sánh những chỉtiêu này ở những doanh nghiệp khác nhau. Có nhiều cách khác nhau trong tính toánvà ghi chép, ở những ngành khác nhau với những đặc điểm kinh doanh khác nhauthì không thể so sánh được với nhau.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

 Môi trường kinh doanh

Khi nền kinh tế có sự biến động như tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng… thìsẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ảnhhưởng tích cực sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đồng nghĩa với hiệuquả sử dụng tài sản cao. Còn những ảnh hưởng tiêu cực như nền kinh tế bị khủnghoảng, lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền dẫn tới sự tăng giá của các loạivật tư, hàng hóa. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có những biện pháp điều chỉnhkịp thời, đúng hướng sẽ làm cho vốn bị ứ đọng hoặc thất thoát dẫn tới không bảotoàn được giá trị tài sản, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

 Môi trường pháp lý

Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanhnghiệp, Nhà nước đã điều hành quản lý nền kinh tế bằng các chính

sách kinh tế vĩmô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành, hệ thống phápluật sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệuquả sử dụng tài sản nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương, đường lối cơ bản củaNhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạchSXKD và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu các chính sách kinhtế vĩ mô của Nhà nước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hiệu quảkinh doanh sẽ cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ làmcho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Bất kỳ sự thay đổi nàotrong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra nhữngảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Môi trường khoa học công nghệ

Những tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng với những thànhtựu đạt được đã làm cho các TSCĐ của doanh nghiệp bị lỗi thời, lạc hậu nhanhchóng. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự mất vốn của doanh nghiệp vàcũng ảnh hưởng lớn đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Doanh nghiệpphải chú trọng vào việc thường xuyên đổi mới thiết bị để tạo ra sản phẩm có chấtlượng tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 Những rủi ro bất thường

Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi robất thường như: nợ khó đòi, khủng hoảng kinh tế, rủi ro về thiên nhiên như bão lụt,động đất, hỏa hoạn… có thể làm thiệt hại tài sản của doanh nghiệp, dẫn đến việchao hụt tài sản, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

 Sự biến động của thị trường

hoạch sửdụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu thị trường đầu ra tăng thì việc tiêu thụsản phẩm sẽ nhanh chóng, doanh nghiệp sớm thu hồi được giá trị tài sản, vòng quaytài sản sẽ nhanh còn nếu ngược lại, thị trường đầu ra có xu hướng giảm thì sảnphẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, vòngquay tài sản sẽ chậm lại, hiệu quả sử dụng tài sản bị hạn chế.

 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiếtkhí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tớicung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng.Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xãhội về môi trường,... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất vàchất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảmchi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện chodoanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng nhưsự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thôngtin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tớichi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động vốn và sử dụngtài sản, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rấtlớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

 Ngành nghề kinh doanh

vụ,chu kỳ SXKD… Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tàisản của doanh nghiệp. Tính chất ngành nghề thể hiện ở quy mô, cơ cấu tài sản sẽ tácđộng tới tốc độ luân chuyển tài sản, phương thức thanh toán… và do vậy ảnh hưởngtới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Trình độ đội ngũ nhân viên

Ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản bởi lẽ, đội ngũ nhân viên là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh. Nếu trình độ của đội ngũ quản lý kém sẽdẫn đến việc thất thoát, hư hỏng tài sản trước thời hạn. Mặt khác, trình độ tay nghề củangười lao động là nhân tố quyết định đến việc sử dụng tài sản tiết kiệm hay lãngphí, tạo ra thành phẩm có chất lượng tốt để đem ra cung ứng cho khách hàng hay sản phẩm lỗi cần phải bỏ đi. Từ đó, quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

 Lựa chọn phương án đầu tư sản xuất kinh doanh

Nếu nắm bắt được thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, bên cạnh đó là nănglực của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định được phương án sản xuấtkinh doanh mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng tài sản cao.

 Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh

Về căn bản, tài sản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt của một vấn đề. Sựkết hợp giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản không phù hợp thì không nhữngkhông phát huy tác dụng của tài sản mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra những rủi rocho doanh nghiệp.

 Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có

Sử dụng lãng phí tài sản hoặc không tận dụng hết các nguồn lực đều khiếncho đồng vốn không sinh lời và gây lãng phí. Nhưng nếu sử tận dụng quá mức màkhông có phương án để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất thì doanh nghiệp cũngkhó có thể tồn tại và phát triển lâu dài được.

 Công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp

Năng lực quản lý tài sản là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sửdụng tài sản trong doanh nghiệp. Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Quản lý tài sản của doanhnghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung như: quản lý tiền và các khoản tương đương tiền; quản lý các khoản phải thu; quản lý các khoản tài sản dài hạn,… Một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệp, có năng lực đưa ra các quyết định phù hợp với doanh nghiệp trong từng thời kỳ như tích trữ hàng, đẩy nhanh sản xuất, nâng cao công suất máy,… hay đưa ra những chiến lược thông minh để tối ưu hóa việc sử dụng tài sản dài hạn thì doanh nghiệp đó đã có những năng lực quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đề cao đến việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, vì tài sản là một trong những yếu tố căn bản, là “xương sống” trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm, vai trò, phân loại và nguồn hình thành của tài sản cũng như các chỉ tiêu để đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp (bao gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, thương mại và dịch vụ Thiên Việt (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w