Khái niệm hiệuquả sửdụng tàisản củadoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, thương mại và dịch vụ Thiên Việt (Trang 26 - 28)

+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. + Gọi góp vốn liên doanh liên kết.

+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp. + Thuê tài sản.

+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanhnghiệp được pháp luật cho phép).

Huy động nguồn vốn bên ngoài tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chínhlinh hoạt hơn, mặt khác có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) rấtnhanh nếu tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP) đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn và ngược lại. Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến chiphí sử dụng vốn và hệ số nợ để đảm bảo sự an toàn tài chính cũng như khả năngthanh toán của doanh nghiệp.

1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanhnghiệp nghiệp

Khi thực hiện chu trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, nghĩa là việc sử dụng tài sản hiệu quả có thể mang lại nguồn như mong muốn từ hoạt động kinh doanh cho chính doanh nghiệp.

Hiệu quả được đề cập như là thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể đó bỏ ra để có kết quả thực tế trong một số điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động của một chủ thể trong quan hệ với chi phí mà chủ thể đó bỏ ra và được xem xét trong bối cảnh cụ thể đồng thời cũng

được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đều cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế thể hiện qua trình độ quản lý và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.

Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trìnhđộ khai thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằmmục tiêu sinh lợi tối đa. Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưavào sử dụng hợp lý để kiếm lợi cao nhất đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, tăngTSCĐ hiện có để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo cácmục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Vì vậy, việc sử dụng tài sản có hiệu quả có nghĩa là với một số lượng tài sản nhất định đưa vào hoạt động SXKD sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất và làm chotài sản của doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Trên thực tế có rất nhiều quan điểmvề hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng phần lớn đều cho rằng hiệu quảsử dụng tài sản được thể hiện trên hai mặt đó là bảo toàn về mặt giá trị và phải đạtđược những kết quả theo mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Tài sản luôn đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp. Khi tài sản bị khuyết thiếu thì nguy cơ bộ máy sản xuất kinh doanh bị châm hoặc ngưng hoạt động là điều tất yếu. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả tài sản luôn là vấn đề được bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm. Bởi vì tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn kinh doanh nên việc sử dụng tài sản hiệu quả mang lại các lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Thứ nhất, giúp mang lại hiệu quả cho chính quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao khả năng sinh lời và đảm bảo thích ứng nhanh trong môi trường cạnh tranh đầy biến động, ngay cả khi tình hình kinh doanh gặp trở ngại. Thứ hai, việc sử dụng tài sản hiệu quả cũng là cơ sở cho doanh nghiệp có lợi thế thế cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, thương mại và dịch vụ Thiên Việt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w