CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 10 Môn thi: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 1 (Trang 76 - 79)

- Đặc biệt coi trọng gia đình:

d. Liên hệ hình ảnh Lor-ca, thể hiện suy nghĩ về số phận, khát vọng của người nghệ sĩ (0,75 điểm):

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 10 Môn thi: NGỮ VĂN

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Học vẹt

Thành ngữ chỉ: Học ra rả, học thuộc làu làu nhưng không hiểu cái gì. Còn có câu: Học như con vẹt, học như cuốc kêu.

Chuyện kể:

Xưa có một con vẹt được người nuôi, dạy cho nói tiếng người. Con vẹt học được vài ba tiếng, suốt ngày ra rả, lặp đi lặp lại tiếng nói đã bắt chước được, làm huyên náo cả khu vườn. Con vẹt tỏ vẻ hãnh diện, nó mới lên giọng:

- Từ nay, ta toàn nói bằng tiếng người, chẳng đả động đến tiếng chim nữa.

Loài chim thấy chú vẹt hợm hĩnh mới họp nhau lại bàn cách dạy cho vẹt một bài học. Con sáo nhảy lên cành cây cao gần nơi vẹt ở, nói to lên rằng:

- Chú vẹt à, bác đây cũng giỏi tiếng người, bác sẽ bày thêm cho chú học thật giỏi để nói chuyện thông thạo được với người.

Vẹt vui mừng ra mặt. Sáo bèn dạy: - Vẹt là tên ngu. Vẹt ngu, vẹt ngu! Vẹt lặp lại tiếng sáo:

- Vẹt là tên ngu. Vẹt ngu, vẹt ngu!

Cả bầy chim trong vườn được một trận cười thỏa thích. (…)

Quả là học vẹt thì chẳng hiểu sâu xa cái gì. Thế gian cũng lắm kẻ học vẹt, cố tình bắt chước người khác mà lại tỏ ra hãnh diện hợm đời, thì cũng đáng thương như con vẹt kia tự chửi mình mà thôi.

(Tiêu Hà Minh, Theo Đi tìm điển tích thành ngữ, NXB Thông tấn 2014)

Câu 1:Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Nối ý ở cột A và cột B một cách hợp lý nhất.

A- Phần B- Nhiệm vụ

1. Thành ngữ chỉ : Học ra rả, học thuộc… A. Các cách diễn đạt khác nhau của thành ngữ 2. Còn có câu : Học như vẹt, học như cuốc kêu B. Các cách sử dụng thành ngữ

3. Chuyện kể :… C. Giải thích nội dung thành ngữ

4. Quả là học vẹt thì chẳng hiểu… D. Nguồn gốc của thành ngữ E. Bình luận và liên hệ đời sống

Câu 3: Con vẹt đã “đối xử” như thế nào với tiếng chim – ngôn ngữ của giống loài? Và hậu quả nó nhận

được là gì ?

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người viết ở đoạn cuối (in đậm) không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Nội dung của văn bản đọc – hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về vấn đề lựa chọn phương pháp học tập. Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5,0 điểm):

Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “Khi Bác nói trong

thơ nên có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng mới có tinh thần thép (Tiếng hát tự do - Nhật kí trong tù và những lời bình – NXB Văn hoá thông tin, H, 1997).

Phân tích bài thơ Chiều tối để chứng minh cho nhận định trên. Từ đó, hãy liên hệ với một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12 để làm sáng tỏ sự phát huy chất “thép” ở những chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống pháp.

--- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

STUDY TIP

- Câu hỏi số 1 là câu hỏi đơn giản nhưng thông thường các em hay nhầm sang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì nhìn thấy có một câu chuyện. Bởi vậy, các em cần chú ý đến mục đích sử dụng của văn bản để xác định chính xác phong cách ngôn ngữ của văn bản. Trong đề bài này, mục đích của văn bản là để giải thích thành ngữ “học vẹt” nên cần xếp vào phong cách ngôn ngữ khoa học.

- Câu hỏi số 4 là dạng câu hỏi mở, đáp án thông thường cũng sẽ theo hướng mở. Các em cần chú ý bày tỏ quan điểm của mình một cách chặt chẽ và thuyết phục.

Câu 1 (0,5 điểm):

Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Câu 2 (1,0 điểm):

1-C; 2-A; 3-D; 4-E

Câu 3 (0,5 điểm):

- Con vẹt đã tỏ thái độ coi thường, chối bỏ tiếng chim, chỉ thích nói tiếng người.

- Hậu quả: Bị bầy chim dạy cho một bài học, tự chửi mình là ngu trong khi lại nghĩ là mình đang nói tiếng người.

Câu 4 (1,0 điểm):

- Có thể bày tỏ quan điểm của mình theo nhiều hướng khác nhau: đồng tình, phản đối hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối.

- Nội dung giải thích yêu cầu hợp lí, thuyết phục, đảm bảo logic.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):

STUDY TIP

Đối với đề bài nghị luận về những vấn đề rất gần gũi với các em (ở đây là lựa chọn phương pháp học tập), các em cần chú ý:

- Không nên trình bày suy nghĩ theo cách thức phát biểu tự do về vấn đề.

- Có thể đưa ra quan điểm cá nhân nhưng không nên lấy bản thân làm dẫn chứng bài viết.

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Vấn đề lựa chọn phương pháp học tập.

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò, ý nghĩa của việc lựa chọn phương pháp học tập. Có thể theo hướng sau:

- Phương pháp học tập là cách thức, định hướng để tiến hành việc học tập đạt hiệu quả cao nhất.

- Việc lựa chọn phương pháp học tập có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người vì học tập là việc làm suốt đời. Trong xã hội hiện đại, khi lựa chọn phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp giúp con người đạt được thành tích học tập tốt, tiếp thu được khối lượng kiến thức lớn, đạt được mục đích học tập.

- Tuy nhiên, để có phương pháp học tốt không phải dễ. Cần tránh việc học tủ, học vẹt mà hướng tới sự sáng tạo, chủ động.

- Liên hệ bản thân: có ý thức sâu sắc về vai trò của phương pháp học, nỗ lực tìm kiếm và xây dựng phương pháp học tập hiệu quả.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

* Đối với dạng đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, trong ý kiến có xuất hiện yếu tố mâu thuẫn (ở đây là nghị luận về chất thép nhưng lại có yếu tố mâu thuẫn: phủ nhận cách hiểu “chất thép” một cách cứng nhắc mà hướng dạng biểu hiện “ thép ẩn” trong thơ của Hồ Chí Minh), các em cần chú ý:

- Luận điểm đầu tiên của thân bài vẫn tiến hành giải thích ý kiến như thông thường, tuy nhiên cần tập trung vào yếu tố mâu thuẫn để giải thích triệt để.

- Trong quá trình phân tích và chứng minh, lấy yếu tố mâu thuẫn làm căn cứ phân chia luận điểm.

* Phần liên hệ, vì yêu cầu liên hệ với một số tác phẩm nên các em cần chú ý xác định đúng tác phẩm (về người lính trong kháng chiến chống Pháp). Khi viết cần dành một dung lượng phù hợp với một lượng kiến thức phù hợp, không nên quá dài dòng lan man.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Phân tích bài thơ “Chiều tối” để làm sáng tỏ cho nhận định về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh.

3.Triển khai vấn đề nghị luận:

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 1 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)