Phân tích, chứng minh (2,0 điểm):

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 1 (Trang 106 - 107)

- Thế hệ Dít, Heng:

c. Phân tích, chứng minh (2,0 điểm):

- Ở những câu đầuđoạn trích, tưtưởng Đất nước của nhân dân được thể hiện qua cách nhìn nhậncủa

tác giảvề không gian địa lý:

+ Nhà thơđã liệt kê các danh lam thắng cảnh: Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ

Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm...Mặc dù khi Nguyễn Khoa Điềm

sáng tác trường ca này đất nước ta đang bị chia cắt nhưng trong cái nhìn của nhà thơ không gian đất nước vẫn là một khốithống nhất, trải dài từBắc đến Nam, từĐông sang Tây, từ rừngtới biển:Miền Bắc có núi

Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất tổ Hùng Vương..., Miền Trung có núi Bút non Nghiên ởQuảng Ngãi, miền

Nam với dòng sông Cửu Long hiền hòa tươi đệp cùng những con người hiền lành chăm chỉ “ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”.

+ Nét đặcsắccủađoạnthơ là tác giảcảmnhậnvẻđẹpcủa thiên nhiên trong hệ quy chiếuvới con người. Nhữngđịa danh trên không phảichỉđơnthuần là vẻđẹp thiên tạo(được hình thành bởinhữngbiếnđộngđịa chất) mà còn in đậm bóng dáng tâm hồn dân tộcViệt:

++ Núi Vọng Phu, Hòn Trống mái: gợinhắc câu chuyệncảmđộngvềngườivợchờchồngđến hóa đá,về cặp vợhồng yêu nhau hóa thành một hòn Trống và một hòn Mái → lối sống thủy chung, yêu thương tình

nghĩa.

++ Những ao đầmở làng Gióng là dấuvết còn lạicủatrậnđánhnămxưa, khi cậu bé làng Phù Đổngnhổ

tre ngà đánhđuổigiặc Ân →biểutrưng cho truyềnthốngđấu tranh bấtkhuất và lòng yêu nướcnồng nàn của

dân tộc.

++ 99 ngọn núi ởmảnhđất Phong Châu nămxưa (nay là nơiđặtđền Hùng) gợinhắctruyềnthuyếtvề 99 con voi quây quầnchầuphụcvềđấttổ→biểutượng cho ý thứchướngvềnguồncội.

++ Núi Bút, non Nghiên: gợinhắc về truyền thống hiếu học, tinh thần vượt khó khăn của nhân dân ta

→Mỗi danh lam thắngcảnh là sự hóa thân của nhân dân vào đấtnước.Người dân đã thổi vào trong đómột

linh hồnsống(mộthuyềnthoại)đểsựvật vô tri vô giác trở nên bấttửvớithời gian. Điềuđặcbiệt là làm nên

nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, người học trò nghèo... Vì thếmỗi tên núi sông vang lên đềuthểhiện tình

cảm thiêng liêng: đằmthắm và gầngũi, yêu thương và tự hào.

- Bốn câu thơcuốiđoạn trích, ý thơ nâng lên tầm khái quát mang tính triếtluậnvề vai trò của nhân dân:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gõ bãi/ Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha/ Đất nước sau bốn nghìn năm ta đi đâu ta cũng thấy / Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

+ Hai câu đầu là sự khẳngđịnh dáng hình của Nhân Dân trong không gian ĐấtNước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”. Dáng hình ấycủa nhân dân không chỉ làm cho đấtnước thêm phầntươiđẹp mà còn mang “một

ao ước,mộtlốisống cha ông”. Nghĩa là nhân dân không chỉ góp vào đónhững giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyềnthốngvăn hóa lưudấutới mai sau.

+ Hai câu sau: từnhữngcuộcđời,những hóa thân cụthể, nhà thơnhậnthức sâu hơnvềmối quan hệgắn

bó giữa thiên nhiên và con người,giữađấtnước và nhân dân →Lờinhắcnhởnhẹ nhàng, sâu sắc về ý thức

gìn giữđấtnước và tiếpnốitruyềnthống.

- Tưtưởng Đất nước của nhân dân còn chi phốiđếncả hình thứcnghệthuậtcủađoạn trích: + Kếthợpnhuầnnhuyễngiữachất chính luận và trữ tình, suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn.

+ Chấtliệuvăn hóa dân gian đượcsửdụng linh hoạt, sáng tạo (lấy ý tưởngtừ các truyềnthuyết, các câu

chuyệncổ tích, bài ca dao, dân ca...) khiếntưtưởng có tính luậnđềtrở nên mộcmạc,gầngũi,thấm thía. + Các độngtừ góp cho, góp nên, góp mình, góp tên... kếthợpvớinghệthuậtđiệpcấu trúc → làm nổibật

vai trò lớn lao củanhữngngười dân làm nên đấtnước.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 1 (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)