II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
c. Phân tích khung cảnh phố huyện buổi chiều và tâm trạng của nhân vật Liên (2,25 điểm) CHÚ Ý
CHÚ Ý
- Chất trữ tình đượm buồn trong khung cảnh phố huyện: + Khung cảnh thiên nhiên man mác buồn.
+ Hình ảnh con người là những kiếp sống lay lắt, mòn mỏi. - Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ diễn biến tâm trạng của Liên: + Tâm trạng buồn.
+ Niềm thương cảm cho những kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt.
* Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ khung cảnh phố huyện buổi chiều:
Khung cảnh phố huyện khi chiều xuống được lọc qua cái nhìn và tâm trạng, cảm giác của nhân vật Liên, nên cũng thấm đượm cảm xúc trữ tình.
- Cảnh vật hiện lên có hồn, êm ả, thi vị mà đượm buồn: Câu chuyện mở ra bằng những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn. Âm thanh của tiếng trống thu không “từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”, của tiếng ếch nhái “kêu ran ngoài đồng ruộng”, hình ảnh của phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Nhà văn như nhập mình vào linh hồn cảnh vật quê hương khiến bức tranh quê hiện lên gần gũi, thân thuộc mà gợi cảm biết bao. Bức tranh đầy chất thơ, lọc qua ánh mắt “bóng tối ngập đầy dần” của Liên mang nét buồn nao nao, man mác, pha lẫn chút bâng khuâng.
- Con người hiện lên với kiếp sống mòn mỏi, tăm tối; tuy vậy tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp đáng trân trọng: bám vào cuộc sống mưu sinh với niềm hi vọng nhỏ nhoi.
+ Khung cảnh chợ tàn: “Chợ chiều đã tan, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất”. Chợ là nơi phô bày cuộc sống thực tế của một vùng quê. Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam chọn một ngày chợ phiên, bởi chỉ có chợ phiên mới thấm thía hết sự tiêu điều, xơ xác của chốn quê nghèo. Chợ tàn, âm thanh đã khuất dạng, trên bãi chợ chỉ còn lại đầy rác rưởi: vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn - những đồ phế thải thảm hại, nheo nhếch, bẩn thỉu.
+ Những cư dân phố huyện trong bóng chiều:
++ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo sau phiên chợ ùa ra tìm kiếm, nhặt nhạnh những gì còn có thể dùng được. Nhưng còn tìm được gì, kiếm được gì ở những đồ phế loại tồi tàn ấy. Người này dựa vào người kia để sống nhưng tất cả chỉ dựa vào vô vọng.
++ Mẹ con chị Tí với gánh hàng nghèo, chiều nào cũng dọn hàng từ chập tối nhưng niềm hi vọng của chị thật mong manh. Sự uể oải, lay lắt thấm đậm khiến cả những lời trò chuyện thông thường cũng không cất lên nổi, khi Liên hỏi, chị “chép miệng mãi mới trả lời”. Đó là hình ảnh của kiếp sống cầm chừng, lần hồi qua ngày.
++ Chị em Liên và An phải “thức để trông một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, dọn từ khi cả nhà bỏ về quê vì bố Liên mất việc”. Nhưng có lẽ con đường mưu sinh ấy cũng chẳng sáng sủa gì bởi hôm nay là ngày phiên mà hàng bán cũng không được mấy.
++ Trong đám cư dân phố huyện, dễ sợ nhất là bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách man dại tan trong không gian quạnh quẽ. Đây có lẽ là sản phẩm nhỡn tiền của cuộc sống mòn mỏi nơi phố huyện. Cuộc sống quẫn bách ấy đã chôn vùi đi một nửa ý thức của con người. Con người đang đánh mất dần chính mình.
++ Tuy nhiên, ngày nào cũng như ngày nào, bằng đấy con người vẫn bám vào con đường mưu sinh, dù chỉ là bám vảo hi vọng nhỏ nhoi, yếu ớt.
- Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn: Trong khoảnh khắc thời gian ấy, cái buồn của buổi chiều quê cứ thấm thìa vào tâm hồn Liên, từ từ dâng lên và ngập tràn bởi dường như mọi chi tiết, hình ảnh âm thanh xuất hiện ở thời điểm này đều rất gợi buồn. Cảm giác man mác buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người và nỗi buồn trong tâm hồn ngây thơ lan toả ra cảnh vật.
- Niềm xót xa, thương cảm với những kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối.
+ Hình ảnh những đứa trẻ nghèo đi nhặt rác khốn khổ, cơ cực gieo vào lòng Liên một nỗi buồn thẳm sâu, một nỗi thương cảm xót xa.
+ Liên ngậm ngùi cho mẹ con chị Tí hay cũng là nỗi ngậm ngùi cho cảnh sống của chính mình.
+ Liên và An thấy sợ, đứng lặng nhìn theo cụ Thi điên đi về phía làng. Nỗi sợ hãi đơn thuần của trẻ con hay mơ hồ một sự hoảng hốt trước nhịp sống nghèo nàn, đơn điệu đang bào mòn nhân tính của con người, trước sự bế tắc, vô vọng của cuộc sống.
→ Với gam màu ánh sắc hoàng hôn và một vài hình ảnh đời thường xoàng xĩnh Thạch Lam đã vẽ nên một mảng tranh sinh động của phố huyện nghèo, vừa gợi cảm giác êm đềm, thi vị, lại vừa gợi sự nghèo khó lam lũ. Trong bức tranh ấy, thật khó mà nói cho rạch ròi nỗi buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người hay nỗi buồn trong tâm hồn Liên lan toả ra, nhuốm vào cảnh vật, chỉ biết ở đây có một cái gì rất nhịp nhàng, hoà hợp, một nỗi buồn lây vào nhau, nhuốm vào nhau để dâng đầy hơn “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy”.