LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 1 (Trang 112 - 116)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từviệcđọc - hiểuvănbản trên, anh/chị hãy viếtmột đoạnvănngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy

nghĩcủa mình vềnhữngviệccần làm đểbiến khát vọng thành hiệnthực.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cổ nhân từng nói: “Thi trung hữu họa”, “Thi trung hữu nhạc”

Anh chịhiểu ý kiến trên nhưthế nào? Phân tích đoạnthơ sau trong bài “Việt Bắc” củaTốHữuđể làm sáng tỏ:

“Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

(Ngữ văn 12, tậpmột, NXB Giáo Dục, 2009, tr. 111)

--- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Phươngthứcbiểuđạt chính củavănbản:Tựsự/phươngthứctựsự

Câu 2 (1,0 điểm):

Đại bàng không dám bay cao vì:

1. Thái độ chế giễu của đàn gà con trước ước mơcủa nó khiến đại bàng e sợ, dần dần quen với ý

nghĩ mình cũngchỉ là một con gà

2. Đại bàng chưa vượt qua được chính mình, có mơ ước nhưngchưa đủ can đảm để thựchiện ước mơ.

Câu 3 (0,75 điểm):

Ý nghĩa nhan đề “Đại bàng và gà”:

- Đại bàng là loài vậtbiểutrưng cho sứcmạnh. Chúng thuộc vềtrời xanh, vềnhữngđiềulớn lao, kỳ vĩ  biểutượng cho những con người có khát vọng, có lí tưởngsốnglớn lao, phi thường.

- Gà: loài vật nhỏ bé, sống và kiếmmồi dưới mặt đất, không biết bay cao biểu  tượng cho những

con ngườitầmthường,sống không có chí khí, lí tưởng.

 Nhan đềthựcchất có ý nghĩa là sựđốilậpgiữa hai kiểungười, hai cá tính, hai cuộcđời.

Câu 4 (0,75 điểm):

Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệphoặccỏ cách diễnđạt khác

Gợi ý: + Ướcmơ là chưađủ, con ngườicầnphảidũngcảmthựchiệnướcmơ

+ Tâm lí đám đông, môi trường sống không thuận lợicảntrở con người sốngđúng vớinănglực,

khát vọngbản thân...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):

STUDY TIP

Viếtđoạnvăn:

- Giải thích khái quát: Khát vọng là gì? - Muốnđạtđược khát vọngcầnphải làm gì? - Phê phán nhữngngười không có khát vọng

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc

song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Nhữngviệccần làm đểbiến khát vọng thành hiệnthực.

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần nêu

đượcnhữngviệcmỗingườicần làm đểthựchiện khát vọngcủabản thân. Có thể theo hướng sau:

- Khát vọng là mong muốn làm nên nhữngđiềulớn lao, tốtđẹp cho bản thân, cho cuộcsốngvớimột sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tớinhững điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.

+ Đặt ra những mục tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân, bởi khát vọng khác với ảo tưởng và tham vọng

+ Kiên trì và kiên định thực hiện những mục tiêu, khát vọng của mình dù gặp phải khó khăn, thử

thách thậm chí nhữngthấtbạitạmthời

+ Có những khát vọnglớn lao mà một cá nhân không thểthựchiệnđược, khi ấycầnbiết huy độngsự

chung tay giúp sứccủanhữngngười xung quanh, củacảcộngđồng.

- Phê phán nhữngngười thiếu ý chí, nghịlực, dễ dao động,dễbỏ cuộcgiữa chừng, không thựchiện đượcướcmơ, khát vọng.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảmbảochuẩn chính tả,ngữ pháp, ngữnghĩaTiếngViệt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễnđạtmớimẻ,thểhiện suy nghĩ sâu sắcvềvấnđềnghịluận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

Khi làm bài cần bám sát và làm nổibậtđược 2 yêu cầu:chấthọa,chấtnhạcởđoạnthơ này biểuhiệnnhư thế nào?

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệuđược vấnđề, Thân bài triển khai được vấnđề, Kết bài khái quát đượcvấnđề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Chấtnhạc,chấthọa trong đoạnthơ bài “Việt bắc” củaTốHữu

3.Triển khai vấn đề nghị luận:

Vậndụngtốt các thao tác lậpluận,kết hợp chặtchẽgiữa lí lẽ và dẫnchứng

a.Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Văn học,hội họa, âm nhạc, nhiếpảnh là nhữngbộ môn nghệ thuật có sựgắn bó chặtchẽ. Qua mỗi

tác phẩm, chúng ta có thể tìm thấyđượcnhữngcảm xúc tạo nên giá trịthẩmmỹ tích cực.Nhiềuvănnghệ sỹ quen thuộc vớinhận xét: Trong thơ có họa, trong họa có thơ, thơ là nhạccủa tâm hồn... Trong nhiều

tác phẩm,độcgiảdễ dàng tìm thấyđượcmối giao cảmnghệthuậtđó.

- Ở bài thơ “Việt Bắc” TốHữuđã biếtphối thanh, phốisắc đểtạo nên nhữngbức tranh đẹp về thiên nhiên, con ngườiViệtBắc.Một trong nhữngđoạn tiêu biểunhất là:

b.Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

STUDY TIP

Đốivớidạng bài nghịluận vềmột ý kiến,mộtnhậnđịnh thì phân đầu tiên của thân bài các em cần giải thích nhậnđịnhđó.Ởđề này, cầngiải thích: Thế nào là Thi trung hữu họa? Thi trung hữu nhạc?

- Thi: thơ, một hình thức sáng tác vănhọcphản ánh cuộcsống,thểhiệnnhững tâm trạng, những xúc

cảmmạnhmẽbằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịpđiệu. (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán - TrầnĐìnhSử - NguyễnKhắc Phi, NXB Giáo dục, 2007, tr.309).

- Thi trung hữu họa: Trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh).

- Thi trung hữu nhạc: Trong thơ có nhạc.

 Ý kiến trên củangườixưa nói đếnđặctrưngcủathơtrữ tình là giàu hình ảnh và nhạcđiệu.

+ Chất liệu của thơ ca nói riêng, văn học nói chung là ngôn từ (Hội họa dùng đường nét, màu sắc; nhạc dùng giai điệu, âm thanh). Ngôn từ có đặcđiểm riêng: giàu sứcgợimở, liên tưởng,khơidậynhững cảmnhậncụthểvề màu sắc, hình khối, âm thanh...

+ Trong thơ có họa vì: Thơ ca phản ánh cuộcsống qua hệthống ngôn từ giàu hình ảnh. Trong thơ ta

bắtgặpnhiều hình ảnh, biểutượng, hình tượng. Hình ảnh trong thơ là biểuhiệncủanhững rung cảmnội

tâm, mang màu sắccủacảm xúc mãnh liệt và trí tưởngtượng phong phú.

+ Trong thơ có nhạc vì: Thơ ca là sựbiểu hiệntrựctiếpcảm xúc. Cảm xúc biểu lộmạnhmẽở thanh

điệu,nhịpđiệucủalời nói (ngôn từ). Âm thanh và nhịpđiệu làm tăng hàm nghĩa cho từngữ,gợi ra những điềutừngữ không thể nói hết.Nhạcđiệu trong thơthểhiệnnhịpvậnđộngcủađờisống,củanhịpđập trái tim, bướcđicủa tình cảm con người,

c. Chứng minh ý kiến qua đoạn thơ trong “Việt Bắc” của Tố HữuCHÚ Ý CHÚ Ý

Để làm sáng tỏ chất họa trong đoạn thơcần chú ý khai thác bức tranh thiên nhiên và con người trong

bốn mùa: đượctạo nên từ cách miêu tảđường nét, màu sắc, hình ảnh nào?

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 1 (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)