3.3.1. Ảnh hưởng của axit
Trong phép đo GF-AAS, mẫu phân tích ở dạng dung dịch và trong môi trường axit để tránh hiện tượng thủy phân của các kim loại tạo thành một số hợp chất khoa tan. Tuy nhiên, nồng độ và loại axit trong dung dịch mẫu luôn luôn ảnh hưởng đến cường độ của vạch phổ của nguyên tố phân tích thông qua tốc độ dẫn mẫu, khả năng hóa hơi và nguyên tử hóa của chất mẫu. Các axit càng khó bay hơi thì càng làm giảm cường độ vạch phổ, ngược lại axit càng dễ bay hơi càng ít gây ảnh hưởng hơn. Vì vậy, cần phải khảo sát sự ảnh hưởng của axit và nồng độ của nó đến cường độ hấp thụ của nguyên tố phân tích.
• Đối với Cd: Chuẩn bị dung dịch Cd 1ppb với ba axit ở các nồng độ khác nhau. rồi
tiến hành đo phổ GF-AAS và thu được kết quả như bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các axit đối với Cd
Axit Nồng độ axit C% 0 0,5 1 2 3 HNO3 Abs 0,1763 0,1720 0,1780 0,1782 0,1731 %RSD 1,29 1,50 1,56 0,15 1,75 HCl Abs 0,1756 0,1545 0,1659 0,1713 0,1706 %RSD 1,98 1,02 1,58 1,26 1,08 H2SO4 Abs 0,1768 0,1634 0,1579 0,1596 0,1608 %RSD 1,18 1,25 0,67 1,90 1,06
• Đối với Pb: Chuẩn bị dung dịch Pb 4ppb với ba axit ở các nồng độ khác nhau, rồi
tiến hành đo phổ GF-AAS và thu được kết quả như bảng 3.12
axit C% HNO3 Abs 0,1570 0,1544 0,1573 0,1571 0,1586 %RSD 1,27 1,44 1,56 1,44 1,93 CH3COOH Abs 0,2830 0,3653 0,4305 0,5916 0,8358 %RSD 1,67 1,55 1,01 1,81 1,82 H2SO4 Abs 0,0966 0,1042 0,1193 0,0206 0,0546 %RSD 1,57 1,55 1,62 1,62 1,52
Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy trong môi trường HNO3 2% cường độ hấp thụ của Cd, Pb lớn và ổn định. Do đó, chúng tôi chọn axit HNO3 2% làm môi trường axit hóa để tiến hành đo Cd và Pb.