Khảo sát khe đo của máy phổ hấp thụ nguyên tử

Một phần của tài liệu xác định kim loại nặng pb, cd trong cây thuốc đông y bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (gf-aas) (Trang 33 - 34)

Theo nguyên tắc hoạt động của hệ thống đơn sắc trong máy phổ hấp thụ nguyên tử, chùm tia phát xạ cộng hưởng của nguyên tố cần nghiên cứu được phát ra từ đèn catot rỗng, sau khi đi qua môi trường hấp thụ, sẽ hướng vào khe đo của máy, được chuẩn trực, được phân ly và sau đó chỉ một vạch phổ cần đo được chọn và hướng vào khe đo để tác dụng vào nhân quang điện để phát hiện và xác định cường độ của vạch phổ. Do vậy khe đo của máy phải được chọn chính xác phù hợp với từng vạch phổ, có độ lặp lại cao trong mỗi phép đo và lấy được hết độ rộng vạch phổ.

Đối với Cd: Chúng tôi khảo sát với dung dịch Cd chuẩn 1,00ppb ở các giá trị khe

đo là 0,2nm; 0,5nm; 1nm; 2nm. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Khảo sát khe đo của máy phổ hấp thụ nguyên tử đối với Cd

Khe đo

(nm) Abs-lần 1 Abs-lần 2 Abs-lần 3 Abs-TB %RSD

0,2 0,1645 0,1638 0,1650 0,1644 0,37

0,5 0,1781 0,1783 0,1780 0,1781 0,08

1 0,1764 0,1759 0,1768 0,1764 0,26

2 0,1634 0,1623 0,1641 0,1633 0,56

Đối với Pb: Chúng tôi khảo sát với dung dịch Pb chuẩn 4,00 ppb ở các giá trị khe

đo là 0,2nm; 0,5nm; 1nm. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.4.

Khe đo

(nm) Abs-lần 1 Abs-lần 2 Abs-lần 3 Abs-TB %RSD

0,2 0,2452 0,2579 0,2610 0,2547 0,83

0,5 0,2767 0,2713 0,2798 0,2759 0,43

1 0,2398 0,2720 0,2819 0,2646 2,20

Qua kết quả khảo sát ta thấy tại khe đo 0,5nm độ hấp thụ của Pb, Cd là lớn nhất và sai số là nhỏ nhất (100% diện tích vạch phổ nằm trong khe đo).

Một phần của tài liệu xác định kim loại nặng pb, cd trong cây thuốc đông y bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (gf-aas) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w