Hình 2.1: Tổchức quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hộiViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi khám chữa bệnh BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 48 - 51)

2.1.2. Về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và việc thực hiện chính sách BHYT

Khi nhắc đến BHXH Việt Nam không thể không nhắc tới chức năng quản lý của BHXH Việt Nam ở Trung ương (tại bài luận văn này khi nhắc đến BHXH Việt Nam đều hiểu là BHXH Việt Nam cơ quan Trung ương). Đây là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam gồm 9 đơn vị sự nghiệp và 15 đơn vị giúp việc (trong đó có 5 ban chuyên môn và 10 vụ giúp việc Tổng Giám đốc)

Chính sách BHYT là một trong những nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Ngay từ khi chính sách BHYT ra đời đã có nhiều văn bản quy định được ban hành và nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước. BHXH Việt Nam luôn sẵn sàng, chủ động, phối hợp tham gia xây dựng chính sách BHYT cùng các Bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện cơ sơ pháp lý cho việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho người tham gia BHYT, đảm bảo quyền lợi của người bệnh khi KCB tại các cơ sở y tế.

Được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự phối hợp giúp đỡ của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, cùng với sự nỗ lực của cán bộ công chức, viên chức làm công tác bảo hiểm y tế trong toàn ngành, các chính sách BHYT đã được triển khai, thực hiện, đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần vào bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. BHXH Việt Nam cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chính sách BHYT như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/12/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020; Nghị quyết 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân ; Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nghị quyết số 20/2017/NQ-TW đã được ban hành với nhiều nội dung liên quan đến định hướng thực hiện chính sách BHYT như: “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế”; “Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số đến năm 2025”; “Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng

dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm” ; “ Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và ngân sách nhà nước cùng chi trả”

Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã tham gia xây dựng tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHYT như Luật BHYT, luật BHYT sửa đổi bổ sung, các Nghị định hướng dẫn thi hành luật và các Thông tư liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách BHYT, Thông tư về thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc theo quy định của các thông tư liên tịch về giá như Thông tư liên tịch số 37/2015/TT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính, Thông tư số 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế thực hiện từ ngày 15/7/2018, Thông tư số 39/2018/TT-BYT và Thông tư số 13/2019/TT-BYT của Bộ Y tế, tiếp tục được ban hành và điều chỉnh theo hướng tăng giá dịch vụ KCB trong khi những bất cập trong việc xây dựng cơ cấu giá dịch vụ KCB chưa được giải quyết;Thông tư 43, Thông tư 50 của Bộ Y tế về quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, đăng ký KCB ban đầu, hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT ban đầu….

Số văn bản quy phạm pháp luật về BHYT được ban hành từ 1992 đến nay là 169 văn bản bao gồm Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định.

Cùng với các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước, BHXH Việt Nam chủ động, tích cực, tập trung mọi nguồn lực, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. BHXH Việt Nam luôn cập nhật, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chế độ BHYT đảm bảo phù hợp với thực tiễn, những quy định thay đổi trong các văn bản quy phạm

pháp luật hiện hành.

Số văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách BHYT của BHXH Việt Nam ban hành là 154 văn bản bao gồm các Quyết định, Kế hoạch, Công văn, Quy chế phối hợp, Đề án, Dự án thực hiện chính sách BHYT.

2.2. Thực trạng chi phí khám chữa bệnh BHYT 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Số lượt người được KCB theo chế độ BHYT biến động qua từng năm: năm 2015 có 31,4 triệu lượt người KCB BHYT, năm 2016 tăng lên có 37,2 triệu lượt người (tốc độ tăng 18,5%) thì đến năm 2017-2018 tốc độ tăng số lượt KCB BHYT có xu hướng giảm: năm 2017 là 41,6 triệu lượt người, tăng 11,6% so với năm 2016 và năm 2018 là 42,5 triệu lượt người, tăng 2% so với năm 2017. Giai đoạn 2015-2018 tốc độ tăng số lượt khoảng 35%, tương ứng 11 triệu lượt người.

Đơn vị: Lượt người

Hình 2.2: Số lượt KCB BHYT tại vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi khám chữa bệnh BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w