Sống An Vui

Một phần của tài liệu eBookNoiVoiBanTre (Trang 47 - 49)

Sống An Vui

Thái độ hài hòa không phải là một đức tính bẩm sinh tự nhiên, nhưng là thành quả của việc luyện tập. Cần phải có một ý hướng cương quyết để có thể lướt thắng những ý nghĩ tự nhiên bất mãn và làm chủ được những tiêu cực chống đối. Vì không thể tránh được những giới hạn bất toàn trong đời sống, cho nên không thể không có những lúc bực tức. Nhưng để sống an vui chúng ta phải làm sao để những lúc bực tức đó không ăn sâu vào trong tâm tư chúng ta. Các nhà tâm lý đã phân tích bốn nguyên nhân tạo ra sự bất mãn:

1. Tính ích kỷ : Người ích kỷ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, bắt mọi người xung quanh phải phục vụ mình muốn mọi sự xẩy ra theo ý mình. Khi họp chung để làm một công tác gì đó, người ích kỷ rất khó hòa hợp, nhất là khi nhóm quyết định điều gì không phù hợp với ý của họ, từ đó sinh ra bất mãn, không tích cực cộng tác và ngầm phá hỏng công việc.

2. Tính đố kỵ : Khi so sánh mình và người khác và thấy người khác hơn mình, người có tính đố kỵ luôn

thầm nghĩ chỉ có mình là nhất, còn kẻ khác chẳng có gì hay hơn.

3. Ước muốn tham lam : Cái gì cũng muốn có và không bao giờ cho là đủ.

4. Sự ghen tị : Sự ghen tị có thể tạo ra hai thái độ tiêu cực : hoặc tức giận vì không được như người khác, hoặc buồn bực vì người khác hơn mình.

Từ bốn nguyên nhân trên, chúng ta có thể kết luận rằng nguồn gốc của thái độ bất mãn nằm bên trong con người, chứ không do hoàn cảnh bên ngoài. Do đó, nếu biết cố gắng luyện tập, không để mình nô lệ cho ích kỷ, đố kỵ, tham lam, ghen tị, chúng ta sẽ được sống an vui. Con người bất mãn thì ở đâu cũng bất mãn. Tạo niềm vui cho người bất mãn thì cũng giống như đổ nước vào trong lỗ hổng, càng đổ càng thấy thiếu nước. Các nhà tâm lý cho rằng nếu mỗi ngày chúng ta bỏ ra mươi phút để xét mình và luyện tập mình cho khỏi những tật xấu, đồng thời đặt ra cho mình một kỷ luật, một giới hạn và cố gắng trung thành với kỷ luật và kiện cường giới hạn đó.

Để có thể sống an vui thì cần phải sống đức tin. Con người tự nhiên thắc mắc về ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời, về hướng đi của cuộc sống, về Thiên Chúa, về linh hồn, về cuộc sống sau cái chết. Nếu chưa được giải

quyết ổn thỏa, thì cho dù bạn có an vui, nhưng vẫn không tránh khỏi lo âu khắc khoải. Một điểm tích cực nữa là cần có một lương tâm ngay thẳng, vì nếu lương tâm cắn rứt, thì chúng ta không thể sống an vui trong tâm hồn được. Cuối cùng, hãy để cho thân xác có được thời giờ nghỉ ngơi thư giản để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống mỗi ngày.

Một phần của tài liệu eBookNoiVoiBanTre (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)