Biết Mình Được Yêu Thương

Một phần của tài liệu eBookNoiVoiBanTre (Trang 61 - 64)

Biết Mình Được Yêu Thương

Đời sống con người là một chuỗi những hy vọng, hy vọng của tình yêu, bởi vì sống mà không có tình yêu và hy vọng thì không phải là sống thực sự. Có thể nói những khó khăn giữa đôi bạn đều có thể thắng vượt nếu có một tình yêu chân thành. Tình yêu là khiên mộc, là khí cụ tự vệ để đối phó với những hoàn cảnh éo le, để vượt qua những khủng hoảng tinh thần không thể tránh khỏi trong cuộc sống, để chấp nhận những rủi ro và sự héo mòn tinh thần.

Tiếp xúc với các bệnh nhân tâm thần, giáo sư Jonata thấy rõ tầm quan trọng của việc đạt tin tưỏng vào tình yêu thương, bởi vì tình yêu thương có sức làm được những việc lạ thường. Giáo sư đã từng gặp những hoàn cảnh bí quẫn hầu như vô phương cứu chữa, thế mà chỉ một chút tình yêu đã có thể giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp. Cũng qua việc điều trị các bệnh nhân tâm thần, giáo sư Jonata đã nói rằng có nhiều người tuy rất muốn

yêu thương, nhưng lại không biết yêu thương là gì và phải yêu thương như thế nào ? Tại sao vậy ? Trước hết, có thể vì trong quá khứ họ đã có kinh nghiệm yêu thương tiêu cực, để rồi với thành kiến hoặc chủ quan họ cũng đánh giá sai lạc hành động và tư cách của người khác là không đáng được yêu thương. Trái lại, nếu chúng ta có được sự quân bình tình cảm sự sáng suốt của lý trí, vẻ đẹp của lý tưởng và niềm an bình nội tâm, chúng ta sẽ không quá bị lệ thuộc vào sự thay đổi của người khác cũng không bị nô lệ bởi ác cảm, nhưng sẽ can đảm tiến trên con đường tình yêu vị tha.

Người ta cũng không biết sống yêu thương bởi vì chính họ cũng chưa biết yêu thương bản thân mình, chưa biết chấp nhận những khuyết điểm và hạn hẹp của mình. Nói khác đi, một khi chưa làm hòa được với bản thân thì cũng khó có thể sống hòa thuận với người khác. Từ đó chúng ta hiểu được tính cách hỗ tương của chiều kích tình yêu trên bình diện nhân loại. Biết yêu thương tức là biết yêu chính mình và yêu tha nhân, bởi vì biết yêu thương chính mình và biết chăm lo cho mình, chúng ta mới biết yêu thương và chăm lo cho ngươi khác. Một triết gia đã viết: “Để có thể hiểu biết chính mình cần phải hiểu biết người khác”. Một cách tương tự, về mặt tình cảm, để biết yêu chính mình, con người cần yêu thương tha nhân và được tha nhân yêu lại.

Ngoài ra, có những động lực gây khó khăn cản trở cho những người muốn sống yêu thương nhưng lại không thể yêu thương được, đó là những thiếu sót. những bóp méo của giáo dục ngay từ thời thơ ấu và niên thiếu. Một nữ bác sĩ tâm lý trẻ em đã tóm tắt những gì trẻ em có thể hấp thụ trong việc huấn luyện nhân cách như sau : “Tuổi thơ bị chỉ trích nhiều, lớn lên sẽ là người hay xét đoán. Tuổi thơ bị ruồng bỏ, lớn lên sẽ là người hay gây chiến. Tuổi thơ bị nhạo cười, lớn lên sẽ nhút nhát sợ hãi. Tuổi thơ sống trong thẹn thùng, lớn lên sẽ sống với mặc cảm tội lỗi. Tuổi thơ được đối xử cách bao dung, lớn lên sẽ sống nhẫn nại. Tuổi thơ được khích lệ, lớn lên sẽ là người lạc quan, tin tưởng, Tuổi thơ được khen ngợi, lớn lên sẽ biết quí trọng người khác. Tuổi thơ sống thật thà, lớn lên sẽ theo đường chính trực. Tuổi thơ yên ổn, lớn lên sẽ biết tin tưỏng. Tuổi thơ được yêu thương, lớn lên sẽ khám phá ra tình yêu và sẽ biết yêu”.

Kinh nghiệm bản thân cũng cho thấy rằng những khó khăn trong vấn đề tình yêu và liên hệ xã hội phần lớn cũng vì ảnh hưởng xáo động tâm lý tình cảm ngay từ hồi niên thiếu. Nhưng phải chăng chúng ta hoàn toàn lệ thuộc kinh nghiệm tiêu cực đó và không còn lối thoát sao ? Trong tác phẩm “Biết yêu”, giáo sư Jonata trình bày một vài lối thoát hữu hiệu về mặt tâm lý, đó là chỉ rõ những chướng ngại vật, can đảm đi sâu vào những động lực bên

trong, kiên cường thiện chí thắng vượt chướng ngại vật để dần dần đạt tới tự do nội tâm, nhất là học biết sống yêu thương để có thể trưởng thành cách toàn diện.

Một phần của tài liệu eBookNoiVoiBanTre (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)