Tình Bạn Nam Nữ

Một phần của tài liệu eBookNoiVoiBanTre (Trang 68)

Tình Bạn Nam Nữ

Tại một thành phố bên Đức, trên ngọn đồi cao có một pháo đài là di tích lịch sử còn được giữ lại. Dân làng rất hãnh diện mỗi lần được dịp kể lại cho du khách câu truyện về pháo đài này. Vào khoảng thế kỷ 15, quân địch đến vây chiếm thành, không ai trong thành có thể tẩu thoát được. Vì lòng nhân đạo, viên chỉ huy quân địch cho phép phụ nữ và trẻ em thoát thân trước khi họ tấn công thành. Sau những ngày điều đình, viên chỉ huy quân địch cũng đồng ý nhượng bộ một thỉnh nguyện nữa là cho mỗi phụ nữ được mang theo một cái gì quí giá nhất, với điều

kiện là họ phái tự vác lấy và đi ra khỏi thành. Đúng ngày giờ đã định, quân địch dàn hàng kiểm soát kỹ lưỡng tại các cửa thành. Trước sự sửng sốt ngạc nhiên và cũng đầy tức giận của viên chỉ huy quân địch, các phụ nữ lần lượt ra khỏi thành cách an toàn, tay dắt con trên lưng cõng người chồng của mình.

Đối với người phụ nữ chân thành và trung tín thì còn bảo vật nào quí hơn người chồng mà họ cùng chung sống và thề hứa chung thủy với nhau suốt đời. Thật vậy, tình bạn được nâng cao và có hương vị vĩnh viễn trở thành tình yêu lứa đôi. Tình yêu hôn nhân giữa nam và nữ bắt đầu từ tình bạn nam nữ. Không thiếu những người bi quan cho rằng tình bạn nam nữ chỉ là cái bình phong che đậy tình cảm. Với cái nhìn thực tế, chúng ta phải thú nhận rằng tình bạn nam nữ cũng có những nguy hiểm của nó, bởi vì phái tính có thể làm cho tình bạn rơi vào những hình thức sỗ sàng làm thương tổn đến nhân vị con người. Như vậy tình bạn nam nữ là điều có thể có hay không ? Khách quan mà nói, đó là điều có thể, nhưng không phải mọi người đều có thể đạt tới, bởi vì nó đòi hỏi sự quân bình tâm lý đặc biệt và trưởng thành về tình cảm. Điều quan trọng là người nam và người nữ không trở nên điểm chú ý về tình cảm cho người khác. Nói khác đi, là biết tránh xa thứ tình bạn độc quyền và những hình thức

chiếm hữu ích kỷ. Tình bạn nam nữ thường nẩy nở trong các môi trường sống chung, trong các sinh hoạt học đường, các cuộc họp nhóm, trong bầu khí thân tình giữa những người quen biết và năng gặp gỡ nhau. Trong các môi trường này, vì có sở thích giống nhau hoặc vì có thiện cảm, người ta tự nhiên bị thu hứt bởi một người cố định nào đó hơn là những người khác. Các nhà chuyên về giáo dục cho rằng nguyên tắc chính của tương quan nam nữ là tình bạn dưới ánh sáng mặt trời, là luôn sống ngay thẳng và cư xử tế nhị lịch thiệp trong khôn ngoan và tự trọng. Tương quan nam nữ không được coi là nhẹ, nó giúp trưởng thành trong tình yêu và đặt tình yêu trên nền tảng vững chắc hơn. Vì thế, tình bạn chân chính không phải là điều xa lạ trong đời sống Kitô hữu, bởi vì nó nâng cao tâm hồn con người và làm phát sinh những đức tính tốt.

20

Tình yêu Hy Sinh

Truyện kể rằng cụ Abraham vốn là một người nhân đức và sống khắc khổ. Người em trai cụ qua đời để lại một đứa con gái nhỏ tên là Mary. Động lòng thương vì không còn người thân nào săn sóc cho Mary, cụ Abraham

nhận cháu về nuôi và yêu thương Mary như con của mình. Cô bé ngày càng khôn lớn và thêm nhan sắc. Cô luôn theo sát bên cạnh ông Bác và bắt chước cuộc sống đạo hạnh và khắc khổ của Bác. Một hôm có chàng thanh niên bán hàng rong đi qua và xin được nghỉ lại trước khi tiếp tục hành trình. Lợi dụng lòng hiếu khách và đợi lúc cụ Abraham vắng nhà, chàng thanh niên đã hãm hiếp Mary rồi ra đi. Cảm thấy nhục nhã và tủi thân, Mary bỏ nhà trốn vào thành phố và theo nghề bán thân kiếm sống. Ngày tháng trôi qua, cụ Abraham vẫn bền tâm đi tìm cháu. Một hôm cụ được cho biết là Mary đang ở trong một lầu xanh nọ. Lập tức cụ cải trang thành một người lính già và tìm đến lầu xanh. Tới nơi, cụ ngồi vào bàn và gọi một chai rượu với một đĩa thịt nướng. Ăn uống xong, cụ xin chủ quán cho gọi Mary đến. Bà chủ đưa Mary đến, nhưng cô không nhận ra người lính già là ai. Cụ nắm chặt tay cô, cô chống cự lại và nói : “Này ông lính già, ông còn muốn gì nữa?”. Cụ Abraham nhìn thẳng vào đôi mắt cô và nói với giọng đầy cảm thông : “Tôi từ xa đến đây chỉ vì lòng yêu mến cô Mary”. Nghe nói đến tên mình. Mary chợt nhận ra tiếng ông Bác và cô đã khóc nức nở. Kế đó cô đã từ giã lầu xanh trở về với ông Bác như một đứa cháu ngoan ngày nào.

Câu truyện trên cho chúng ta thấy tình yêu trong cuộc sống vượt qua mọi biên giới. Yêu thương là hiến dâng, quên mình và hy sinh. Tình yêu chân thành không chỉ dựa trên những lời nói, những cử chỉ trìu mến, mà còn được diễn tả qua những hy sinh từ bỏ, thay vì chỉ tìm sở thích cá nhân một cách vị kỷ. Tình yêu chỉ gắn liền với những gì thấp hèn, hẹp hòi sẽ chỉ là tình yêu nông cạn, chóng qua. Tình yêu cần phải được diễn tả bằng việc làm, chứ không chỉ bằng lời nói hoặc tình cảm bồng bột. Kẻ nào chỉ tìm thỏa mãn riêng dưới bất cứ hình thức nào, kẻ đó chưa phải là người biết yêu thương thực sự. Chỉ khi nào chúng ta biết tìm điều hay điều tốt cho người khác, lúc đó chúng ta mới diễn tả chiều kích sâu xa của tình yêu.

Kinh nghiệm hàng ngày cho chúng ta thấy con số những người thực sự biết ước muốn điều tốt lành cho người khác thật ít ỏi. Con đường yêu thương vị tha thật ít người dám dấn thân tiến bước. Biết bao gia đình đã bị chia ly, hạnh phúc bị tan vỡ, lý do vì mỗi người chỉ biết yêu thương và tìm thỏa mãn cho riêng mình. Con đường tình yêu là con đường thập giá. Đó là con đường trải hoa hồng, nhưng cũng không tránh khỏi những gai nhọn ẩn núp dưới những bông hoa và cành lá. Vì thế cần huấn huyện cho các bạn trẻ biết chuẩn bị chấp nhận hy sinh một cách can đảm và kịp thời. Bản tính trẻ em vốn ích kỷ

và chỉ muốn được chú ý tới. Vì thế, ngay từ nhỏ, cần tập cho các em biết quảng đại hy sinh, biết nghĩ đến nhu cầu của người khác, hăng hái trong vui chơi nhưng cũng chuyên cần trong việc bổn phận, mau mắn thi hành những gì đức bác ái thúc đẩy, cởi mở và lịch thiệp trong cách cư xử với mọi người.

Với cái nhìn thực tế, chúng ta phải chân nhận rằng cuộc sống con người không chỉ được thêu dệt bằng sợi chỉ vàng của hạnh phúc, nhưng luôn có những sợi chỉ đen là những đan khổ xen lẫn vào. Bởi thế, cần phải biết cầm vững giây cương và rèn luyện ý chí sắc bén để có thể đối phó với những khó khăn của cuộc sống thay vì ngã quị khi khó khăn vừa xuất hiện. Tuy nhiên tinh thần phấn đấu và khả năng chịu đựng không phải đột nhiên mà có,trái lại được xây dựng bằng những hy sinh từ bỏ ngay từ hồi niên thiếu. Chúng ta đừng quên qui luật căn bản: tình yêu khơi dậy và làm nẩy sinh tình yêu. Nếu muốn con em chúng ta trở thành những con người trong sạch liêm sỉ, bền tâm, đại lượng, chu toàn bổn phận với tinh thần trách nhiệm, chúng ta cần phải bắt đầu yêu thương chúng bằng tình yêu vị tha, đại lượng và bền chí. Có những bậc cha mẹ nhiều lúc coi các cố gắng hy sinh của họ là uổng phí. Thực ra, hạt giống tốt của tình yêu một khi đã được gieo vào tâm hồn sẽ không chết đi nhưng vẫn nằm đó chờ cơ hội thuận tiện để nẩy nở và phát triển.

21

Sức Mạnh Của Tình Yêu

Truyện kể rằng vua Salomon nổi tiếng là khôn ngoan thông thái. Một hôm đi ngang qua một ổ kiến, vua trông thấy cả đàn kiến báo hiệu cho nhau đến quì trước mặt vua. Tuy nhiên nhà vua để ý thấy một con kiến vẫn thản nhiên và tiếp tục công việc đang làm. Trước ổ kiến là một đụn cát lớn, nó cặm cụi mang đi từng hạt cát để san phẳng con đường nhỏ vào ổ kiến.

Thấy thế, vua ra lệnh gọi con kiến đó tới và nói: “Này chú kiến, xem ra chú chẳng có sức dẻo dai gì và cho dù chú có sống lâu như ông Nô-ê hoặc kiên nhẫn như ông Gióp, chú cũng không thể hoàn tất được công việc chú đang làm”.

Con kiến đáp : “Tâu Hoàng thượng, công việc của hạ thần không thể tiến thêm được, nếu không có tình thương, lòng bao dung và ý chí sắt đá. Xin hoàng thượng chớ khinh thường sức yếu của hạ thần. Số là trước đây có cô kiến nhỏ đã lọt vào mắt xanh của hạ thần và cô kiến ấy thách đố là nếu có thể dời chuyển được đụn cát ngăn cách, cô kiến ấy mới bằng lòng đến với hạ thần. Chính vì tình thương và duyên nợ mà hạ thần đang dốc toàn sinh

lực để dời chuyển đụn cát kia. Cho dù có phải kiệt sức để làm xong công việc, hạ thần cũng cảm thấy sung sướng và cũng không ân hận vì đã uổng công vô ích".

Câu truyện trên đây gói ghém một ý nghĩa sâu xa. Nó cho thấy đâu là sức mạnh của tình yêu và đâu là ánh sáng của người mù khi được chiếu soi bởi một viễn tượng rộng mở và cao thượng.

Trong các khả năng của con người, thì khả năng yêu thương là yếu tố quyết định tất cả giá trị của con người. Chỉ cần nhìn vào các loài động vật có giác quan, suốt cuộc sống của chúng chỉ nhắm hai mục đích là kiếm ăn để bảo tồn sự sống và sinh sản để duy trì nòi giống. Tuy nhiên, chỉ con người mới có khả năng vượt lên trên hai mục đích chung ấy và biết yêu thương một cách có ý thức. Khả năng yêu thương do đó là khả năng phối hợp những khả năng khác để trở thành con người có trí thông minh, có cảm giác và có tự do chọn lựa. Đời sống con người sẽ tối tăm và buồn thảm biết bao, nếu không được yêu thương và không được ai biết tới. Vì thế cử chỉ yêu thương trước hết là quan tâm đến sự hiện diện của người khác và mở rộng tâm hồn đón nhận họ.

Con người cần tình thương để sống, nhưng chưa đủ, con người còn cần tình thương để lớn lên và tăng triển nữa. Ai trong chúng ta lại không có lần cảm nghiệm hoặc

trông thấy hậu quả đau thương, những bất thường về tâm thể lý, chỉ vì những thiếu hụt tình thương ngay từ khi còn nằm trong lòng mẹ hay từ trong gia đình. Biết bao đời sống đã có thể được cứu vãn nếu được yêu thương chân thành và đúng lúc. Tình yêu là một năng lực rất khó đo lường. Một người tuy kém tài, nhưng nếu được khích lệ yêu thương và được quí trọng, vẫn có thể làm được những việc vĩ đại, chẳng khác nào một hạt giống nhỏ bé,nếu được vun trồng, được chăm sóc và gặp đất tốt có thể sinh hoa kết trái. Thiếu tình thương, đời sống con người chẳng khác nào cây mọc lên còi cọt vì thiếu nước, thiếu ánh sáng, thiếu phân bón, thiếu đất tốt.

Tình yêu giúp con người sống, lớn lên và tăng triển. Tình yêu còn là khả năng sống trong liên hệ với người khác trong mọi lãnh vực, mọi chiều kích. Tình yêu có thể ví như rễ ăn sâu trong lòng đất và như cành lá xòe rộng và vươn lên cao. Người có khả năng yêu thương là người biết sống trong thái độ cởi mở sẵn sàng tiếp nhận và thiết lập mối giây liên hệ với người khác. Ai trong chúng ta có thể phủ nhận mình là thụ tạo, có một chỗ đứng trong vũ trụ và đã nhận lãnh sự sống từ Đấng là nguồn mạch sự sống ? Vì thế bằng cách này hay cách khác, ai không quí trọng sự sống của mình, không tôn trọng sự sống của người khác, không biết ơn Đấng Tạo Thành, người ấy đang thoái lai trên con đường trưởng

thành, tự đóng kín mình và có nguy cơ đi đến chỗ tự hủy diệt.

Tuy nhiên, cũng như các khả năng khác trong đời sống con người, khả năng yêu thương không tự động mà có, nhưng cần được huấn luyện và vun trồng. Bản tính ích kỷ và lòng ham muốn hưởng thụ là như cạm bẫy chúng ta luôn mang theo mình, mà nếu không thận trọng xa tránh và đề phòng, chúng ta rất dễ sa bẫy. Con đường trưởng thành tình yêu bắt đầu từ sự tự trọng, tự chấp nhận chính mình và quí trọng những gì mình có, cởi mở đón nhận và quí trọng người khác, tôn trọng thiên nhiên là kỳ công của Đấng Tạo Hóa. Một văn sĩ người Đức đã viết : “Hạnh phúc không phải là đích điểm đạt tới,nhưng là phương cách trên con đường lữ hành, là biết yêu thương và luôn chọn yêu thương đúng đắn”.

1

Mái Ấm Gia Đình

Sau lần viếng thăm nguyện xá của cha Don Bosco, một vị giám đốc trước khi ra về đã nói : ‘Trong trường của cha có cả một kho tàng quí giá, bởi vì trong nhà có một căn phòng nhỏ bé nhưng ấm cúng, bất cứ ai vào đó với tâm hồn nặng trĩu cũng trở về với tầm hồn nhẹ nhõm đầy an ủi vui sướng”. Tác giả cuốn tiểu sử cha Don Bosco khi kể lại sự kiện trên đã ghi nhận : Thật vậy, hàng ngàn học sinh đều cảm nghiệm được điều đó và cho đến nay, hơn một thế kỷ trôi qua, căn phòng ấy vẫn còn phảng phất hương thơm của tình thương, của sự an bình, của bầu khí thân mật và ấm cúng của thời cha Don Bosco.

Ngay từ đầu, cha Don Bosco đã ước muốn rằng Nguyện xá và các trường học của ngài là như một mái gia đình. Ngài không muốn gọi nơi tụ tập các học sinh là nhà trường. Ước mơ đầu tiên của ngài là có được căn nhà cho các bạn trẻ mồ côi không nơi trú ngụ nương nhờ. Nhà của cha Don Bosco là nhà cầu nguyện, là nơi gặp gỡ trong bầu khí tự do và tình bạn giữa thầy dạy với học trò cũng như giữa các bạn trẻ với nhau. Dưới mái ấm gia đình này, các phần tử cảm thấy thoải mái, không phải bận tâm lo lắng. Nhưng một khi mái ấm gia đình không còn nữa, sự

sợ hãi, căng thẳng và nghi ngờ sẽ chen vào, lúc đó căn nhà sẽ trở thành địa ngục trần gian.

Nhà là hình ảnh của sự hòa thuận và của tình thương yêu. Đối với cha Don Bosco, các bức tường trong nhà cũng phải nói lên và diễn tả tình thương mến. Vì thế, trên cổng nhà và trên các bức tường, cha Don Bosco thường cho viết lên những câu trích từ Kinh thánh. Ngay cả sự sạch sẽ, ngăn nắp trong nhà cũng là ngôn ngữ nói lên sự quan tâm và tình thương mến nhau. Trong các nhà của cha Don Bosco không bao giờ thiếu vắng cây Thánh Giá, đó là biểu tượng sống động của tình thương, là dấu nhắc nhở chúng nhớ tới Đấng là nguồn mạch của tình thương.

Nhà là ốc đảo của sự an bình, thanh thản, là nơi nghỉ ngơi của thân xác cũng như là chốn bồi dưỡng nghị lực tinh thần, bởi vì trong đó như có ai đó chờ đợi người trở về nhà. Nhà là bến bình an, nơi chúng ta có thể trú ngụ để lấy lại sinh lực và chuẩn bị đối phó với phong ba bão táp của cuộc đời. Trong gia đình, chúng ta bắt đầu thực tập mối liên hệ với mọi người, học cách giải quyết những vấn đề, những khó khăn, những giằng co về tinh thần. Chính qua gia đình, chúng ta có dịp khám phá ra những hạn hẹp của bản thân, được dịp tập ăn nói và biết

Một phần của tài liệu eBookNoiVoiBanTre (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)