Sự kếthợp hoàn hảo[25]

Một phần của tài liệu eBookDoiSongThanBiKitoGiao_CamNghiemCuaThanhTeresaAvila (Trang 34 - 36)

I. ĐỂ HIỂU THÁNH TÊRÊSA AVILAVÀ THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ Con người làm nên lịch sử Đối lại, lịch sử cũng góp phần định vị con người.

3. Sự kếthợp hoàn hảo[25]

Trong Hội Thánh thời ấy, người ta đã biết đến sự kết hợp thánh thiện giữa Phanxicô Átsisi và Clara. Với Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá, một mẫu gương sự kết hợp hoàn hảo khác được lộ diện. Sự kết hợp không chỉ trong cuộc sống, công việc mà cả giáo thuyết, đến độ muốn hiểu người này phải hiểu người kia.

3.1. Trong cuộc sống

Có bao điều khác biệt giữa Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá. Khác biệt về giới tính, tính cách, tuổi tác, trình độ học vấn, địa vị gia đình …, nhưng giữa họ có một điểm chung, chỉ cần điểm chung này các khác biệt được hợp nhất cách hoàn hảo : cả hai người đều say mê Thiên Chúa.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá diễn ra năm 1567, khi ấy cha Gioan mới 25 tuổi, còn Têrêsa đã sang tuổi 52, thế mà như họ đã gặp

nhau lâu rồi. Sau cuộc gặp gỡ đó, Têrêsa có được câu trả lời cho bao nhiêu kinh nguyện xin Chúa ban cho người có khả năng thực hiện cuộc cải tổ. Cha Gioan chính là câu trả lời tuyệt diệu của Thiên Chúa đáp lại khát vọng đó. Đối với Têrêsa, cha Gioan là“một trong những linh hồn thanh khiết nhất và thánh thiện

nhất Thiên Chúa có được trong Hội Thánh”.[26]Bởi thế, Têrêsa coi Gioan như

một người vừa là “con của mẹ” vừa là “cha linh hồn của tôi”.[27] Thật vậy, chính thời gian cha Gioan làm linh hướng tại tu viện Nhập Thể, Têrêsa nhận được ơn kết hôn tâm linh với Chúa Ki-tô và cũng tại đây, cha Gioan được thị kiến thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Và trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi, cả hai nhà cải tổ cùng xuất thần.[28]

Nếu Têrêsa từng nói rằng trong khắp cả vùng Castille, ngài không tìm được một ai như cha Gioan,[29] thì cha Gioan cũng không tìm được một ai khác giầu kinh nghiệm thần hiệp như mẹ. Quả thế, muốn cố gắng đào sâu về mẹ Têrêsa hãy đến với cha Gioan và khi tìm hiểu cha Gioan thì sẽ khám phá vẻ đẹp nơi tâm hồn mẹ Têrêsa.[30]

3.2. Trong công việc

Sự cộng tác giữa Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá đến độ hoàn hảo là trong thời gian Têrêsa làm Bề Trên tại tu viện Nhập Thể, còn cha Gioan làm linh hướng. Chính trong thời gian này, mối quan hệ tâm linh giữa hai nhà cải tổ được đào sâu. Cha Crisogono nói rằng mẹ Têrêsa và cha Gioan tựa như hai bàn tay làm việc trên cùng một dự phóng.[31] Chúa đã kêu gọi hai vị đến tu viện này để làm một công việc duy nhất là biến đổi 130 nữ tu ở đây. Có thể nói, chỉ trừ khoảng thời gian cha Gioan bị giam tại Toledo, công cuộc cải tổ dòng kín ngành nữ và nam được thực hiện bởi hai con người mà chỉ một công việc.

3.3. Trong giáo thuyết

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai vị thánh đặt nền tảng cho nền linh đạo Cát-

minh được kết tụ trong giáo thuyết về đời sống tâm linh họ để lại cho hậu thế. Giáo thuyết của Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá bổ sung cho nhau cách thiết yếu. Tất cả được hàm chứa trong tình yêu, sự khó nghèo, đức khiêm nhường, đau khổ và thần bí.

Trước hết, phải nói ngay là giáo thuyết của hai vị dành cho các tu sỹ Cát-minh và những người sẵn sàng và can đảm đón nhận con đường hẹp của thập giá. Những người khiêm nhường thẳm sâu, biết buông mình để cho Chúa sử dụng;

họ muốn đi qua sự trần trụi của tâm linh, những người say mê sự thánh thiện hay ít là có thể đi đến sự say mê đó. Phương pháp tu đức của họ chủ yếu hướng đến thần bí, vì thế giáo thuyết mang tính kiên quyết, không khoan nhượng.[32] Thật vậy, con đường tâm linh về đức nghèo khó và trông cậy là nền móng học thuyết của Gioan Thánh Giá, còn đức khiêm nhường và cầu nguyện là nền tảng của học thuyết mà Têrêsa đã để lại cho Hội Thánh. Nhưng sự nghèo khó tâm linh phải được hiểu trong đức khiêm nhường, và thái độ trông cậy tuyệt đối nơi Thiên Chúa lại đến nhờ phút giây đắm chìm trong cầu nguyện, chiêm ngắm.

Rồi nữa, để tiến bước trên đường tâm linh, Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá mời gọi người ta đi vào con đường thanh luyện. Giáo thuyết của hai vị lấy tình yêu để hiểu đau khổ, thanh luyện bằng tình yêu, vì tình yêu kết hợp con người với Thiên Chúa cách nhiệm lạ.

Cuối cùng, học thuyết tâm linh của hai vị không hình thành từ suy tư của lý trí mà đến từ cảm nghiệm của con tim, trong cầu nguyện, chiêm niệm và xuất thần. Ngôi Lời Thiên Chúa được cảm nhận nơi Đức Giêsu làm người như một Đấng Tình Quân, Bạn Tình – Người Yêu Dấu rất gần gũi, thân tình chứ không phải là Đức Ki-tô của môn Ki-tô học.

Như vậy, người ta không thể phủ nhận sự kết hợp hoàn hảo về giáo thuyết của hai vị thánh đặt nền tảng cho nền linh đạo Cát-minh. Quả thực, người ta sẽ không thể đón nhận sự khó nghèo trần trụi của con tim mà thánh Gioan Thánh Giá mời gọi, khi chưa sống thái độ khiêm nhường thẳm sâu, nền tảng sự tăng trưởng đời sống nội tâm thánh Têrêsa đã trình bày. Cũng thế, người ta sẽ chẳng thể bước vào cuộc thanh tẩy bằng đêm tối, được coi là trung tâm học thuyết thánh Gioan Thánh Giá, nếu chưa lặng lẽ và kiên trì thực hành việc cầu nguyện của bậc thày Têrêsa. Và điều có ý nghĩa nhất là sự kết hợp nên một giữa linh hồn với Thiên Chúa cuộc hôn phối thần linh, được thánh Têrêsa cảm nghiệm ở cư sở thứ bảy của Lâu đài nội tâm, sẽ được minh giải nơi Ngọn lửa tình nồng của thánh Gioan Thánh Giá.

Một phần của tài liệu eBookDoiSongThanBiKitoGiao_CamNghiemCuaThanhTeresaAvila (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)