II. NHẬN BIẾT VÀ SỐNG THẦN BÍ
3. Khát khao hợp nhất
Con người được tạo dựng trong tình yêu và sống cho yêu thương, bởi thế người ta sẽ chẳng bao giờ dập tắt được nỗi khát khao được hội ngộ và kết hiệp với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã đặt trong con người khát vọng chân lý và điều thiện mà chỉ có Ngài mới có thể thỏa mãn.[16]
Khát khao hợp nhất với Thiên Chúa là hoài niệm về với Cội Nguồn của con người, là khát khao sự thánh thiện phát xuất từ Thiên Chúa. Khát vọng của con người trở thành viên mãn khi Thiên Chúa trao ban chính Ngài cho con người như một quà tặng tự do. Vì thế, tự bản chất con người có khả năng khai mở ra với vô biên như là cùng đích tối hậu. Thiên Chúa đã khơi dậy nơi con người khát
vọng tự nhiên đối với Người, một khát vọng bất khả kháng, muốn hiểu biết và
yêu mến. Cho nên tất cả hiện hữu của con người tự bản chất được chia sẻ vào tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa. Thực chất là sự khắc khoải của tình yêu trong Trái Tim Thiên Chúa luôn tìm kiếm trái tim con người, để dẫn đưa con người vào trong Trái Tim Thiên Chúa. Trong nỗi tha thiết khôn cùng đó, Thiên Chúa đã tuôn tràn ân sủng để thăng hoa cuộc sống tự nhiên của con người, để như một năng lực vô biên, cuốn hút và khai mở con người hướng về Chân Thiện Mỹ.[17]
chiếm lấy hạnh phúc ấy bằng bất cứ phương tiện nào.[18] Đó là khát khao tìm kiếm và chỉ thỏa mãn khi đã gặp được Đấng Tình Quân. Điều mà linh hồn khát khao tìm kiếm ngay từ rạng đông, và mòn mỏi đợi trông đến ốm mệt vì yêu, và chỉ mong được gắn bó với Ngài trót cả cuộc đời.[19]
Để nhận biết và sống đời thần bí, người ki-tô hữu phải không ngừng khơi lên nỗi khát vọng thánh thiện này, và luôn đặt mục tiêu nên thánh làm trung tâm đời sống mình. Vì chỉ có Thiên Chúa mới thỏa mãn được khát vọng của đời người. Và mỗi khi khát khao dâng trào họ có thể nghe lời Đức Giêsu :“Ai khát, hãy đến
với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống” (Ga 7, 37), có thế người ta mới xoa dịu
“cơn khát” của Ngài trên thập giá, vì “Ai đến với tôi không hề phải đói, ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35).
III. ‘KHOẢNG LẶNG’ CỦA SỰ HIỂU BIẾT, LÒNG ĐẠO ĐỨC VÀ CẢMNGHIỆM THẦN BÍ NGHIỆM THẦN BÍ
Có một ranh giới giữa sự hiểu biết, lòng đạo đức và cảm nghiệm thần bí
tạm gọi là “khoảng lặng”.[20]“Khoảng lặng” bao trùm lên toàn bộ đời sống con người, nó chi phối sự hiểu biết tôn giáo, đời sống luân lý và kinh nghiệm thần bí. Khi vượt qua ranh giới đó người ta sẽ mở ra với vô biên và đi vào kết hợp thân tình với Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi ở trong sự kết hợp thân tình với Thiên Chúa người ta càng khát khao im lặng và thờ lạy. Vì lý trí khi đi tìm sự hiểu biết đã khám phá ra sự thật là không thể biết về Thiên Chúa, đơn giản vì muốn biết Thiên Chúa thì phải là Thiên Chúa.[21] Cảm nghiệm thần bí của thánh Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá giúp người ta “biết” Thiên Chúa trong Thiên Chúa. Chính việc ở trong Thiên Chúa đem lại cho sự hiểu biết và đạo đức con người một tầm mức mới, tầm mức của hữu thể tự do, và khả năng yêu mến Đấng Vô Biên, Đấng không thể đạt thấu. “Khoảng lặng” ấy mang tên là ân sủng, đức tin và tình yêu.