Khoảng lặng của ân sủng

Một phần của tài liệu eBookDoiSongThanBiKitoGiao_CamNghiemCuaThanhTeresaAvila (Trang 87 - 88)

II. NHẬN BIẾT VÀ SỐNG THẦN BÍ

1. Khoảng lặng của ân sủng

Ân sủng là sự sống của Thiên Chúa, sự sống được ban cho con người, đó là cách Thiên Chúa đưa con người vào siêu nhiên. Đây không phải là sự tan biến vào một đại dương vô danh của “thần tính” nhưng là sự hợp nhất “ngôi vị” tạo nên bởi tình yêu, là thần hóa.

Thần Khí. Chính ân sủng tạo nên mối hiệp thông sâu xa giữa Thiên Chúa và con người. Khi mở lòng ra đón nhận và chìm sâu trong ân sủng, trong nguồn tình yêu vĩnh hằng, con người được biến đổi, nhờ đó có thể sống những khoảnh khắc siêu việt, và yêu mến những gì là cao quí thiện hảo.[22]

Ân sủng không đến từ sự hiểu biết, nó cũng không phải là đối tượng của sự hiểu biết. Ân sủng là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa. Khoảng lặng mà ân sủng tạo ra không thể đo lường được bằng sự hiểu biết, cũng không thể dùng sự hiểu biết để vượt qua ranh giới mà nó tạo nên. Người ta không thể hiểu được ân sủng khi chưa đón nhận và sống trong ân sủng.

Chỉ có ân sủng Thiên Chúa mới làm cho linh hồn trong giây lát hiểu được những điều mà trí khôn phải mất cả ngàn năm cũng không sao hiểu được. Thánh Têrêsa Avila ghi lại cảm nghiệm đó ở cư sở thứ năm của Lâu đài nội tâm, khi diễn ra cuộc gặp gỡ ngắn giữa Thiên Chúa và linh hồn. Tuy ngắn nhưng Thiên Chúa làm cho linh hồn am tường những điều mà cả ngàn năm các giác quan và tài năng không thể hiểu.[23] Ân sủng lôi cuốn người ta khao khát đến với Thiên Chúa và hợp nhất với Ngài, như sự tuần hoàn của dòng máu mà Thiên Chúa như là Trái Tim.[24] Trong kinh nghiệm thần bí, ân sủng giúp người ta nhận biết Đức Ki-tô và coi tất cả những sự biết khác là bất lợi, là thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Ki-tô.[25]

Hơn cả sự hiểu biết là đời sống đạo đức được xây dựng trên nền tảng của luật luân lý. Đạo đức vẫn thường được hiểu cách phiến diện là việc chăm chỉ đi nhà thờ, giữ các điều răn, siêng năng Lần hạt, chịu khó hy sinh hãm mình. Những việc thực hành tôn giáo đó diễn tả đạo đức như là một ý muốn của Thiên Chúa trái ngược với ý muốn người ta, như là tính siêu việt của Thiên Chúa tố giác cái hư vô của hiện hữu và công trình của con người.[26] Và để được gọi là “đạo đức” người ta phải gồng mình lên thực thi những điều “trái ngược” đó. Cảm nghiệm thần bí Ki-tô giáo đem lại quan niệm mới về tính siêu việt của Thiên Chúa, để đi tới một sự hiểu biết sáng sủa về đạo đức.

Không hề đè bẹp con người, thông điệp Tân ước đưa con người lên tầm cao mới của sự tự do nội tâm và lòng quảng đại vô bờ. Sự thánh thiện của Thiên Chúa lôi cuốn người ta sống thánh thiện. Nhờ ân sủng trào tuôn nơi thập giá Đức Ki-tô, con người đón nhận giá trị của hiện hữu là yêu thương, từ đây đạo đức có tên gọi mới là yêu thương, và ai yêu thương người ấy đạo đức.

Một phần của tài liệu eBookDoiSongThanBiKitoGiao_CamNghiemCuaThanhTeresaAvila (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)