II. Một cuộc đời Anagarika với những phẩm hạnh Ba-la-mật
5. Tinh tấn hay Nghị lực (Viriya)
Mặc dù Dharmapala đã thực hành tất cả Mười Ba-la- mật ở một mức độ nào đĩ, nhưng chính sự hồn hảo của nghị lực là đức tánh mà người ta đặc biệt gắn liền với ký ức về ơng.
Một ngày của ơng, từ sáng đến tối, khơng một phút giây nào bị lãng phí. Thời gian ở Calcutta năm ơng 28 tuổi, ơng thức dậy lúc 2, 3 giờ sáng để thiền định. Sau đĩ, ơng đọc kinh sách Phật giáo, cùng với các tác phẩm
của Max Muller, Edwin Arnold và William Hunter. Ban ngày, ơng chăm sĩc văn phịng Hội Mahā Bodhi (chia sẻ với Hội Thơng Thiên), cống hiến mình cho việc soạn thảo và quản lý tờ báo của Hội, và bận rộn trong đống thư từ; chính tay ơng thường viết 20 - 30 thư mỗi ngày.23
Trong mấy mươi năm sự nghiệp phục hưng Phật giáo, ơng đi lại rất nhiều để hoạt động. Ngay cả khi về già, và kiệt sức vì những nỗ lực khơng ai sánh kịp, ơng vẫn khơng chịu nghỉ ngơi. Năm 61 tuổi, nằm trên giường bệnh, tâm trí ơng vẫn bận rộn lên kế hoạch truyền giáo vĩ đại cuối cùng của ơng : dành 2 năm cuộc đời để thành lập Hội Mahā Bodhi Anh quốc và thành lập Tịnh xá ở London. Kế hoạch nầy đã được thực hiện trong khi sức khỏe suy sụp dần và ơng vẫn phải đi lại liên miên giữa 3 châu lục; bên cạnh đĩ ơng bị nhiều người đồng hương ở quê nhà tấn cơng trên báo chí về kế hoạch Tịnh xá London; thêm nữa những người thân của ơng lần lượt qua đời. Bệnh cĩ thể làm tê liệt cơ thể nhưng khơng thể làm suy yếu tâm trí của ơng. Thời gian nầy ơng cịn viết quyển sách Message of the Buddha để chống lại sự tấn cơng của Thiên Chúa giáo. Năm 62 tuổi, thân hình yếu đuối, đơi mơi run rẩy, vẫn cịn đi giảng pháp ở New York làm say mê khán giả với nghệ thuật của một nhà hùng biện và phẩm cách trang nghiêm của một vị Tăng24. Ơng cịn viết quyển
Evolution from the Standpoint of Buddhism chứng minh Phật giáo tương thích với khoa học; đồng thời vẫn tiếp tục lo toan để hồn thành Mulagandhakuti Vihāra, tịnh xá ở Sarnath, và London Buddhist Vihara, tu viện Phật giáo đầu tiên bên ngồi châu Á.
Năm 67 tuổi, trở lại Ấn Độ sau 3 năm dưỡng bệnh ở quê nhà, khơng cịn tự đi đứng được, ơng cịn lập
kế hoạch thành lập một Học viện Phật giáo Quốc tế25. Năm sau ơng cịn đi thăm Bodh Gaya lần cuối sau nhiều năm xa vắng.
Ơng là một “anh hùng trong trận chiến” nếu cĩ trận chiến. Nhưng là một anh hùng tâm linh, người chỉ chiến đấu vì lẽ phải, và là người can đảm bất khuất trong chiến đấu.