Giải pháp về quy trình, kỹ thuật thẩm định

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 52 - 53)

11. Hình thức đảm bảo:

3.2.1. Giải pháp về quy trình, kỹ thuật thẩm định

Trên thực tế, do sự đa dạng của các dự án nên khó có thể có một quy trình thẩm định nào được gọi là chuẩn, mà chỉ có thể lập ra những cái chuẩn cho một lĩnh vực riêng, chẳng hạn như quy trình thẩm định chuẩn cho dự án xây dựng, dịch vụ, kinh doanh, … Do đó, khi thẩm định luôn cần có sự linh hoạt đối với từng loại dự án.

Trong nội dung thẩm định tài chính, vì các phương pháp kỹ thuật, chỉ tiêu, chỉ số định mức thường xuyên thay đổi theo ngành nghề và sự phát triển của sản xuất kinh doanh, sự thay đổi của hệ thống quản lý tài chính, do đó Ngân hàng cần quan tâm đến những yếu tố sau:

- Để ước lượng và quản lý rủi ro, Ngân hàng nên tiến hành phân tích độ nhạy của dự án một cách kỹ càng. Lợi ích từ việc phân tích độ nhạy là rất lớn, vì nó cho phép lường trước những nguy cơ rủi ro cũng như hậu quả bất lợi mà một số yếu tố biến đổi có thể gây ra.Từ việc thay đổi một số yếu tố chủ chốt biến động theo hướng bất lợi cho dự án, tiến hành lập thành bảng có thể dễ dàng so sánh. Khi tiến hành phân tích độ nhạy có thể phân nhóm các yếu tố hoặc tiến hành riêng biệt đối với một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, để đánh giá mức độ an toàn của dự án, một số yếu tố thường được sử dụng trong phân tích độ nhạy như:

+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong trường hợp thị trường chưa thể xác định chắc chắn.

+ Chi phí đầu tư trong trường hợp khối lượng đầu tư xây dựng và giá đầu tư chưa được xác định cụ thể.

+ Chi phí lãi suất trong trường hợp giá cả và điều kiện cung cấp các yếu tố đầu vào thường biến động.

Phân tích độ nhạy đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn rất lớn, bởi vì có một số yếu tố tuy có độ nhạy lớn nhưng lại không phải là yếu tố rủi ro và ngược lại. Tuy nhiên việc phân tích độ nhạy là cần thiết, ngoài việc dự báo trước những rủi ro, nó còn giúp Ngân hàng chỉ ra cho chủ đầu tư thấy và điều chỉnh lại dự án hợp lý hơn khi vận hành.

- Khi đánh giá về dòng tiền của dự án, Ngân hàng nên yêu cầu chủ dự án lập bảng lưu chuyển tiền tệ của dự án, để dễ dàng kiểm tra, xác định khi nào dự án gặp

khó khăn và tính thực tế cảu kế hoạch trả nợ, từ đó giúp chủ đầu tư điều chỉnh dòng tiền vào, ra cho hợp lý.

- Khi đánh giá về khả năng trả nợ của dự án: Dự án có nhiều nguồn trả nợ, trong đó chủ yếu là nguồn lợi nhuận dự án và nguồn khấu hao cơ bản tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, khi đánh giá, cán bộ thẩm định cần thấy rằng nó không hoàn toàn ổn định qua các năm, do đó phải nắm được báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến qua các năm, kiểm tra về tính hợp lý, hợp pháp, … để nhận thấy được khi nào dự án lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán và tư vấn cho khách hàng để có thể điều chỉnh.

- Khi đánh giá tài sản thế chấp: Là nguồn thu nợ thứ hai, cần nhấn mạnh rằng tài sản thế chấp chỉ được đánh giá là đảm bảo tiền vay chứ không phải là điều kiện để quyết định cho vay. Khi đánh giá nội dung này, cán bộ thẩm định cần hết sức chú ý đến:

+ Tài sản thế chấp có đầy đủ tính pháp lý, có thuộc sở hữu hợp pháp của người vay hay, có thuộc đối tượng hàng hoá bị Nhà nước cấm hay không?

+ Thị trường của tài sản đảm bảo?

+ Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp, trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc đồng sở hữu của nhiều người thì khi thế chấp phải có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng sở hữu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w