2. Vận tải, kho bãi 30275.2 24.6 40050.9 25.7 23123 11.27 16927
2.2.2.2. Nội dung thẩm định
Khi có một dự án bất kỳ được gửi đến chi nhánh hoặc gửi trực tiếp đến phòng tín dụng, nhận được dự án, cán bộ thẩm định tiến hành:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xem có đúng với quy định hay không.
- Tiếp cận dự án: Dựa trên hồ sơ, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng xin vay, yêu cầu thêm những thông tin cần thiết cho hồ sơ.
- Tiến hành phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận của mình về dự án thông qua báo cáo thẩm định.
Ngân hàng thương mại cổ phần TPB – Đà Nẵng tiến hành thẩm định toàn diện trên tất cả các mặt, nhằm đưa ra kết luận có tài trợ vốn cho dự án hay không.
a. Đánh giá khách hàng vay vốn +
Năng lực pháp lý
Nhằm đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, trước hết cán bộ thẩm định xem xét về loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế và luật điều chỉnh tương ứng đối với khách hàng đó về các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động.
Sau khi có được những thông tin trên, cán bộ thẩm định sẽ nắm được: - Tên khách hàng vay vốn.
- Quyết định thành lập, cấp ra quyết định thành lập, loại hình, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại có phù hợp với lĩnh vực dự án đầu tư không.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty. - Chế độ hạch toán: độc lập hay phụ thuộc.
Từ đó, cán bộ thẩm định đưa ra kết luận: khách hàng có đủ năng lực pháp lý để xác lập mối quan hệ với ngân hàng hay không, khách hàng cần phải bổ sung những thông tin, tài liệu nào …
+
Năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh
Từ báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra và đưa ra các nhận định về thực trạng, tình hình tài chính, xác định xem tình hình sản xuất kinh doanh của công ty như thế nào.
Nhóm 1: Khả năng thanh toán:
Tỷ số thanh toán hiện thời = (TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh = ((TSLĐ+ Đầu tư ngắn hạn)-Tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Nhóm 2: Các tỷ số về cơ cấu vốn: Phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp, bao gồm:
Tỷ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản.
Khả năng tự chủ tài chính = Vốn tự có / Tổng vốn.
Nhóm 3: Các tỷ số về hoạt động: Đánh giá việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, bao
gồm:
Vòng quay tồn kho = Doanh thu / Tồn kho.
Kỳ thu tiền bình quân = (Khoản phải thu * 360)/ Doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu / Tài sản cố định. Vòng quay vốn = Doanh thu/ Tổng tài sản.
Nhóm 4: Các tỷ số sinh lời: Đánh giá hoạt động, chính sách mà doanh nghiệp áp dụng
Doanh thu tiêu thụ = Lãi ròng / Doanh thu.
Doanh lợi trên tài sản ( ROA) = Lãi ròng / Tổng vốn. Doanh lợi trên vốn tự có (ROE) = Lãi ròng / Vốn tự có.
Ngoài ra, để phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định của ngân hàng sẽ trực tiếp kiểm tra, thu thập thông tin tại doanh nghiệp.
+
Năng lực điều hành, kinh nghiệm, đạo đức
Đây là những yếu tố hết sức quan trọng của chủ đầu tư có liên quan đến khả năng thành công của dự án. Nó thuộc về cá nhân, hoặc nhóm cá nhân điều hành, nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định của ngân hàng thường phải làm việc với đại diện của doanh nghiệp (trực tiếp và gián tiếp) để đánh giá, khai thác. Ngoài ra, khi đánh giá, cán bộ thẩm định còn phải thu thập thông tin từ các nguồn khác, kể cả chính thức và không chính thức, như từ các khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, hiệp hội kinh doanh của ngành nghề đó,… Bên cạnh đó là tăng cường xem xét đánh giá khách hàng từ:
- Mô hình tổ chức, bố trí lao động theo chức danh, theo trình độ chuyên môn. - Năng lực điều hành, chuyên môn của nhà lãnh đạo, thâm niên công tác, sự đoàn kết mà nhà lãnh đạo có thể tạo được trong doanh nghiệp, đặc biệt là phẩm chất đạo đức mà nhà lãnh đạo đó có.
Bản thân tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua cũng góp phần thể hiện được năng lực điều hành, khả năng dẫn dắt và lãnh đạo của nhà quản lý, …đó cũng là một thước đo thực tế quan trọng mà cán bộ thẩm định tại ngân hàng sử dụng trong công tác của mình.
+
Khi thẩm định về khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ nắm được các thông tin cần thiết để kết luận vốn được cho vay đúng đối tượng, có được sự đảm bảo cá nhân của chủ đầu tư và chắc chắn sinh lợi để trả được nợ cho ngân hàng.
Quan hệ với tổ chức tín dụng sẽ góp phần phản ánh về thái độ hợp tác, uy tín của doanh nghiệp. Ngoài thông tin trong quan hệ tín dụng, cán bộ thẩm định cần kiểm tra các thông tin về quan hệ giao dịch khác như: quan hệ tiền gửi, bảo lãnh, thanh toán… được đề cập đầy đủ, chính xác và cập nhật. Do đó, ở nội dung này, cán bộ thẩm định cần khai thác triệt để các thông tin trong nội bộ hệ thống, cũng như thông tin ngành (CIC).
Không chỉ sử dụng dữ liệu từ các nguồn trên, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra các thông tin khác như: quan hệ với đối tác là nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, khách hàng,…cũng có thể phản ánh một phần về uy tín, thái độ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay, thông tin cho khâu đánh giá nội dung quan hệ với các tổ chức tín dụng, chủ yếu Chi nhánh lấy từ CIC (Credit Information Center) là những thông tin tín dụng do ngân hàng Nhà nước tập hợp và cung cấp. Tuy nhiên, những thông tin này có độ chính xác phụ thuộc vào bản thân việc cung cấp thông tin của các ngân hàng thương mại, do đó độ chủ động trong việc khai thác thông tin là không cao.
b. Phân tích, đánh giá dự án đầu tư +
Thẩm định sự cần thiết của việc đầu tư dự án
Thẩm định tính cần thiết của dự án đầu tư là khấu hết sức quan trọng của hoạt động thẩm định nói chung. Khi chủ đầu tư đề nghị vay vốn với ngân hàng có nghĩa là theo quan điểm của khách hàng, dự án đó là cần thiết đầu tư. Tuy nhiên, đứng trên góc độ ngân hàng, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại tính cần thiết đầu tư dự án đó với trên phương diện là bên tham gia tài trợ vốn.
+
Thẩm định điều kiện pháp lý của dự án
Đây là một trong nội dung mà cán bộ thẩm định quan tâm hàng đầu khi nhận được dự án. Trước hết là bởi tính quan trọng của nó, dự án đầu tư được xem như công cụ quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư, nhằm đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc,
bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Một dự án, nếu tính pháp lý không đảm bảo, có thể sẽ bị trì hoãn hoặc tình huống xấu nhất là chấm dứt triển khai, khi đó sẽ dẫn đến nhiều hệ quả.
+
Thẩm định về phương diện thị trường
Cán bộ thẩm định khi kiểm tra nội dung này sẽ chú trọng thẩm định về:
Thị trường các yếu tố đầu vào
Khi phân tích điều này, cán bộ thẩm định sẽ nắm được phương án đầu vào của dự án, từ đó thấy được khả năng chủ động đầu vào, mức độ thuận lợi hay khó khăn của dự án đối với những biến động của thị trường có khả năng làm ảnh hưởng đến đầu vào của dự án.
- Dự án đó cần những đầu vào gì: Chủng loại, chất lượng, số lượng bình quân mỗi năm là bao nhiêu.
- Tiềm lực của chủ đầu tư có khả năng làm chủ được sự biến động thị trường yếu tố đầu vào: quan hệ của nhà cung ứng và chủ dự án đã được thiết lập từ trước hay chưa, chính sách áp dụng của nhà cung ứng đối với chủ đầu tư ra sao.
Thị trường trong nước có sẵn hay không, nếu là hàng nhập khẩu thì chính sách đối với yếu tố đầu vào dự án cần như thế nào.
Thị trường yếu tố đầu ra
Đây là một nội dung quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư vì nó quyết định sự thành bại của dự án. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định sử dụng thông tin từ điều tra nghiên cứu thị trường để nhận xét về nhu cầu thị trường của sản phẩm, từ giá bán, chất lượng, mẫu mã, tổ chức tiêu thụ … cán bộ thẩm định dự báo được sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án. Hoặc dự án đó có được thị trường đầu ra đảm bảo (cam kết bao tiêu sản phẩm của đối tác) hay không.
+
Thẩm định công nghệ - kỹ thuật
Tiến hành thẩm định trên các phương diện như nguồn nhân lực, công nghệ thiết bị được lựa chọn cho dự án. Ngoài ra khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định
còn phải quan tâm đến một số yếu tố kỹ thuật khác như: Quy mô và giải pháp xây dựng, địa điểm đầu tư, tác động môi trường, giải pháp xây dựng, phòng cháy chữa cháy, tổ chức quản lý thực hiện dự án …
+
Thẩm định về trình độ tổ chức quản lý
Khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định đánh giá một số mặt như: - Đánh giá mô hình tổ chức quản lý.
- Đánh giá kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo. - Đánh giá quá trình hoạt động.
+
Thẩm định tài chính:
Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, TPB - Đà Nẵng tiến hành thẩm định dự án những nội dung sau:
- Thẩm định tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đầu tư, từng nguồn vốn tham gia tài trợ.
- Phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay.
- Phân tích những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. +
Thẩm định về mặt kinh tế - xã hội và môi trường
Trong những dự án được thẩm định tại TPB – ĐN hai năm 2020, 2021 có những dự án đã gặp phải vấn đề về tác động môi trường, điều đó làm cho dự án phải tốn thêm khoản chi phí phát sinh do hạn chế và giải quyết những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Điển hình là dự án Nhà máy chế biến hải sản đông lạnh tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Mặc dù về sau dự án vẫn kinh doanh có hiệu quả về mặt kinh tế, nhưng phải trải qua một giai đoạn khó khăn do các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, quản lý và tốn thêm một thời gian để khắc phục dây chuyền công nghệ cho đảm bảo về mặt môi sinh, do đó cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án trong một thời gian.