11. Hình thức đảm bảo:
3.2.2. Giải pháp về tổ chức, điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án
định dự án
Nhằm thực hiện tốt quá trình chuyên môn hoá hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánh nên quan tâm hơn nữa đến nhóm giải pháp về tổ chức điều hành. Việc quản lý điều hành cần được chú trọng với quy trình chặt chẽ vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng.
- Tổ chức thẩm định cần phải theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, không giàn trải, vừa phải đảm bảo chất lượng đồng thời phải đảm bảo những chỉ tiêu kế hoạch đề ra về mặt số lượng.
- Các dự án đưa đến TBP- Đà Nẵng có quy mô, lĩnh vực khác nhau do đó khi phân công thẩm định cần dựa vào khả năng, kinh nghiệm, thực lực của mỗi người chứ không nên chủ yếu phân công theo thời điểm tiếp nhận dự án như hiện nay. Đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp tác, giúp đỡ để có thể phát huy thế mạnh, trình độ của từng cán bộ cũng như truyền đạt những kinh nghiệm cho nhau, tạo nên một tập thể cùng phát triển.
- Khi phân công công tác gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả thực hiện dự án mà người đó đảm nhận, như thế, trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày càng được nâng cao. Ngân hàng nên quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ thẩm định đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư.
- Thực hiện chuyên môn hoá trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng và bản thân nghiệp vụ thẩm định cũng cần được chuyên môn hoá theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án.
Khi phân công tác, những cán bộ nào thường xuyên tiếp nhận các dự án thuộc về lĩnh vực, ngành nghề nào thì có thể tiếp tục đảm nhận thẩm định các dự án tương tự. Như vậy, các thông tin thị trường, đầu tư, pháp lý … cơ bản không phải nghiên cứu lại từ đầu. Mặt khác, khi nhận được một dự án đầu tư tương tự, cán bộ thẩm định có thể thành thạo, tự tin hơn, thuận lợi hơn trong công việc thu thập, xử lý thông tin liên quan. Khi phân công thẩm định, nên phân công theo nhóm để giúp cho các cán bộ thẩm định có được những ý kiến đóng góp, xây dựng, đồng thời chia sẻ công việc trong nhóm sẽ làm giảm bớt áp lực công việc, tránh được sự quá tải khi một người phải thu thập, phân tích, xử lý quá nhiều, từ đó hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay. Cũng từ hoạt động làm việc nhóm, có thể tránh được những rủi ro đạo đức khi các cán bộ thẩm định vừa giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc, vừa giám sát lẫn nhau tránh được những suy nghĩ, động cơ lợi ích cá nhân hay thiếu tinh thần trách nhiệm.
Trong những năm qua, chi nhánh hoạt động theo mô hình mà bộ phận thẩm định thuộc phòng tín dụng. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng hơn, đối tượng, thành phần tín dụng cũng phong phú hơn. Nghiệp vụ tín dụng trở nên phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Thẩm định ngày càng trở nên quan trọng hơn,
chính vì vậy, tính chuyên môn hoá trong hoạt động này trở nên cấp thiết. Thẩm định dần trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng và thậm chí có xu hướng rõ rệt là tách ra trở thành một nghiệp vụ, một bộ phận riêng biệt so với tín dụng. Hiện nay, khi bộ phận thẩm định còn thuộc phòng tín dụng, có thể thấy khối lượng công việc mà hàng ngày phòng phải tiếp nhận là rất nhiều, dẫn đến khả năng quá tải đối với mỗi cán bộ tín dụng. Tách bộ phận thẩm định ra khỏi phòng tín dụng sẽ tạo nên tính chuyên môn hơn, đồng thời tính tự chịu trách nhiệm ngày càng cao và tiến tới hoàn toàn chịu trách nhiệm trong công tác của mỗi bên. trong điều kiện rủi ro tăng lên theo quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, ngân hàng cần có một bộ phận thẩm định đối với những khoản cho vay lớn để có cách nhìn khách quan, toàn diện, giảm thiểu rủi ro nhờ hạn chế được những quyết định thiếu chính xác.