11. Hình thức đảm bảo:
2.3.2 Những mặt tồn tạ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, bên cạnh những tồn tại trong từng nội dung thẩm định, nhìn chung hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại TBP- Đà Nẵng có những hạn chế sau:
- Công tác thông tin: Trên thực tế, sự hạn chế về thông tin là một trong những hạn chế chung trong công tác thẩm định tại hầu hết các ngân hàng. Giải quyết vấn đề này thực sự là một khâu hết sức khó khăn cho Chi nhánh, khi cán bộ thẩm định vừa phải thu thập thông tin trước áp lực thời gian vừa phải đảm bảo những thông tin đó là đầy đủ, chính xác.
Đặc biệt, các thông tin về thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào và tác động đến môi trường … đối với một số dự án còn thiếu hụt hoặc chưa đi sâu. Do đó, mặc dù
nội dung thẩm định này có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng đôi lúc còn mang tính chủ quan, hình thức.
- Tài sản cầm cố, thế chấp trong nhiều trường hợp thẩm định vẫn là một tiêu chí quan trọng để xét duyệt cho vay đối với dự án trung – dài hạn. Nhiều báo cáo kết quả thẩm định tài chính chỉ dựa theo điều lệ, chưa đi sâu kiểm tra, thẩm định độ tin cậy của các hạng mục thu, chi, đã được nêu lên trong dự án nên nhiều khi kết luận về tính hiệu quả của dự án không có ý nghĩa. Vì các kết luận đưa ra trên các số liệu cho dự án để trình không thẩm định được tính hợp lý, tính chính xác tương đối. Các kết luận trên số liệu không chính xác thì hiệu quả của dự án là không cơ sở hiện thực.
- Nội dung đánh giá khách hàng vay vốn và đánh giá dự án đôi khi chưa hợp lý. Chủ đầu tư có tình hình tài chính lành mạnh là một tiêu chí quan trọng để xét duyệt cho vay, tuy nhiên, trên thực tế, khi thẩm định năng lực chủ đầu tư Chi nhánh chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu tài chính được tính toán dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, điều này khiến cho chi nhánh khó có được những đánh giá chính xác và tiếp cận cho vay đối với những doanh nghiệp mới được thành lập. Điều này dẫn đến một tình trạng là Chi nhánh đã phải bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt.
- Cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định tại ngân hàng chủ yếu tốt nghiệp khối ngành kinh tế, có được kiến thức nền tảng về thị trường, đầu tư, tuy nhiên đối với nhiều dự án xây dựng, du lịch, vận tải …thì khó có thể nắm bắt thông tin, phân tích một cách dễ dàng về dự án đầu tư đó. Đối với những dự án phức tạp, muốn thẩm định rõ ràng và có được kết quả chính xác thì Chi nhánh phải tham khảo ý kiến chuyên gia, như vậy sẽ là tốn thời gian cho công tác thẩm định cũng như chi phí đối với cả chủ đầu tư và cả ngân hàng.
- Vai trò tư vấn đầu tư của Chi nhánh không được thể hiện tốt trong quá trình thẩm định: Mặc dù tư vấn đầu tư là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư của khách hàng, hiệu quả cho vay, và cũng là một cách để ngân hàng thu hút khách hàng đến vay vốn, tuy nhiên thực trạng công tác thẩm định hiện nay tại chi nhánh không thể thực hiện tốt điều này. Trước hết là do áp lực thời gian và áp lực công việc quá nhiều tại phòng tín dụng không cho phép. Ngoài ra, hiện nay đối với một số dự án thuộc các nhóm ngành mà chuyên môn của các cán bộ tín dụng không thể tiếp
cận được hết thông tin cũng như các phương pháp tính toán, lập dự án thì việc thẩm định chỉ có thể dừng lại ở mức độ xét duyệt cho vay hoặc ngược lại là không cho vay. Nếu không đáp ứng được, Chi nhánh khó có thể tư vấn hết về những rủi ro mà dự án phải gánh chịu và những biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Tóm lại, công tác thẩm định dự án là công việc rất phức tạp và ngày càng đòi
hỏi yêu cầu cao hơn theo sự phức tạp của nền kinh tế. TBP- Đà Nẵng tuy đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng thực tế vẫn còn một số hạn chế là điều khó tránh khỏi. Việc đánh giá khách quan, chính xác là cần thiết để có những biện pháp đúng đắn giúp cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn.