Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY sản XUẤT KINH DOANH đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH GIAI đoạn 2019 – 2021 (Trang 30 - 33)

5. Bố cục của Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá

cá nhân.

Bao gồm 5 chỉ tiêu: Doanh số cho vay,doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu.

Doanh số cho vay: là tổng tất cả số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định, không kể các món vay đã được thu hồi hay chưa.

Nếu doanh số cho vay càng cao thì cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đang ổn định và tăng trưởng. Ngược lại nếu doanh số cho vay thấp cho thấy mức độ cho vay của ngân hàng đang kém và cần cân nhắc các biện pháp để giúp chỉ tiêu này cải thiện đi lên tốt hơn.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền cho vay mà ngân hàng đã thu hồi được từ khách hàng. Khách hàng của ngân hàng không chỉ là đối tượng cá nhân hay tổ chức mà còn là chính các ngân hàng thương mại khác.

Khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế hay còn gọi là thị trường cấp 1. Khách hàng là chính các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng hay còn gọi là thị trường cấp 2.

Nếu doanh số thu nợ càng cao thì cho thấy mức độ kiểm soát các khoản vay tại ngân hàng đang là rất tốt. Ngược lại nếu chỉ số này thấp thì cho thấy các khoản vay chưa thu hồi được dễ xảy ra tình trạng nợ xấu.

Dư nợ là là số tiền mà những người đang vay nợ ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay mua nhà, vay mua xe, vay tín chấp

Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Nợ xấu là là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.

Nợ xấu thuộc nợ của các nhóm sau:

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 30 ngày – dưới 90 ngày)

Nhóm 4 : Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn (quá hạn từ 90 ngày – dưới 180 ngày) Nhóm 5 : Khoản nợ có khả năng mất vốn (quá hạn từ trên 180 ngày)

Nếu chỉ số nợ xấu càng cao thì cho thấy khả năng làm việc của ngân hàng là chưa tốt. Cụ thể là việc thù hội nợ còn kém chưa thu hồi được các khoản cho vay. Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp nhằm thu hồi khoản vay nhanh nhất để đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngược lại nếu chỉ số nợ xấu thấp cho thấy khả năng ổn định của ngân hàng và cần duy trì và giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể.

Tỷ lệ nợ xấu: Được tính theo công thức (Nợ xấu/Tổng dư nợ) x 100%.

Tỉ lệ "nợ xấu" cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Nếu tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng là cực thấp và ngân hàng cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mình nếu không hậu quả khó lường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã đề cập đến một số lý luận chung về hoạt động cho vay tại NHTM nói chung và hoạt động cho vay SNKD đối với KHCN nói riêng, từ khái niệm, nguyên tắc cho vay, đặc điểm, phân loại và vai trò của hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN. Đồng thời, trong chương này cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại NHTM. Có thể thấy rằng cho vay SXKD đối với KHCN tại NHTM đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng của hoạt động cho vay chung và ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn ngân hàng. Điều đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY sản XUẤT KINH DOANH đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH GIAI đoạn 2019 – 2021 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w