Giải pháp hỗ trợ nguồn lực

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY sản XUẤT KINH DOANH đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH GIAI đoạn 2019 – 2021 (Trang 69 - 74)

5. Bố cục của Khóa luận tốt nghiệp

3.2.4. Giải pháp hỗ trợ nguồn lực

Cơ sở đề xuất giải pháp:

Xác định đúng vai trò của công nghệ ngân hàng số, có chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chính sách quản lý thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn Ngành, xếp rủi ro về công nghệ thông tin là rủi ro riêng để đánh giá, tổng hợp nghiên cứu và hoàn thiện khung khổ quản trị.

Cách thức thực hiện:

Chủ động phối kết hợp và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các định chế tài chính quốc tế để hoàn thiện thể chế tiền tệ và phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống tài chính Việt Nam.

Tăng cường khả năng nghiên cứu, phân tích dự báo của NHTW cũng như chia sẻ, phối hợp thông tin này với các bộ, ngành, các cơ quan giám sát toàn bộ khu vực tài chính như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.

3.2.4. Giải pháp hỗ trợ nguồn lựcCơ sở đề xuất giải pháp: Cơ sở đề xuất giải pháp:

Tập trung nguồn lực, thực hiện xử lý dứt điểm nợ xấu và tình trạng sở hữu chéo (quá mức), kể cả nợ xấu có thể xảy ra hậu đại dịch Covid-19 là một nửa của thành công trong Đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Tăng cường năng lực của các định chế trong hệ thống ngân hàng về vốn; khung quản trị doanh nghiệp; khung quản trị rủi ro; khung năng lực cán bộ, chuẩn hóa các chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực ngân hàng.

Hoàn thiện quy định về chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế, về kiểm toán, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, các tổ chức chấm điểm xếp hạng tín dụng, minh bạch hóa về thông tin…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Toàn bộ chương 3 đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu cụ thể của BIDV –Chi nhánh Bắc Quảng Bình nói chung và hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại BIDV –Chi nhánh Bắc Quảng Bình nói riêng trong năm tới. Từ đó, chương 3 làm rõ sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại chi nhánh và nội dung của chương này đã đưa ra những giải pháp cụ thể. Đồng thời, cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHTM và BIDV với mong muốn có thể góp phần phát triển hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại BIDV nói chung và Chi nhánh Bắc Quảng Bình nói riêng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính vì thế mà chúng không ngừng biến động, bản thân là một NHTM lớn, BIDV nói chung và Chi nhánh Bắc Quảng Bình nói riêng cần phải xác định rõ được định hướng và mục tiêu của mình để có thể thích nghi được với thị trường hiện nay. Và trong thời gian thực tập tại chi nhánh Bắc Quảng Bình, nhận thấy rằng việc hiểu rõ những ưu điểm để tiếp tục phát triển hoạt động này, đồng thời phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại chi nhánh là việc vô cùng cấp thiết, bởi vì cho vay SXKD đối với KHCN là một hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho chi nhánh. Sau đó, việc đưa ra những giải pháp kịp thời để khắc phục và phát triển hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN là việc làm hết sức quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình khóa luận đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tại NHTM nói chung và hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại NHTM nói riêng.

Thứ hai, thông qua số liệu được cung cấp tại đơn vị thực tập, khóa luận đã phân tích đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021. Bên cạnh đó, khóa luận còn làm rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động này tại chi nhánh.

Thứ ba, khóa luận đã đưa trình bày định hướng trong năm tới của chi nhánh đối với hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN nói riêng. Đồng thời, khóa luận còn đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp để khắc phục hạn chế và một số giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại chi nhánh Bắc Quảng Bình.

Khóa luận được hoàn thành với nền tảng kiến thức học được trong thời gian theo học tại trường Đại Học Duy Tân, quá trình thực tập và sự giúp đỡ rất nhiều từ các Anh

Chị phòng tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình và sự trợ giúp rất nhiều của giảng viên hướng dẫn – ThS.Trần Chí Quang Huy. Và cũng qua khóa luận này, tuy sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc hẳn sẽ còn rất nhiều thiếu sót nhưng cũng mong rằng sẽ góp được một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với quý thầy cô và các anh chị đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[2]. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[3]. Bộ Luật Dân Sự năm 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

[4]. Báo cáo tài chính nội bộ năm 2019, 2020, 2021 của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình. Tài liệu số [1]. Website:http://thukyluat.vn [2]. Website:http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=96074&fbclid=IwAR2iQ7xKbLZZ18s0Vd zb-sqsqhkjgU0gddsWcNpf8P6JpeETBpi-QO5MztY

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY sản XUẤT KINH DOANH đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH GIAI đoạn 2019 – 2021 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w