SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 32 - 35)

1. Sự nẩy sinh và hình thành phát triển tâm lý về phương diện loài Từ động vật bậc cao chưa có ý thức phát triển thành người có ý thức

1.1Tiêu chuẩn xác định sự nẩy sinh tâm ly

Sự nẩy sinh và phát triển tâm lý gắn với sự sống. Sự sống ra đời cách đây khoảng 2500 triệu năm với hình thức đầu tiên là giọt prôtít ( Côaxécva). Từ hình thức đơn giản ấy phát triển thành sinh vật. Thế giới sinh vật bắt đầu từ đây với đặc trưng khác hẳn với thế giới vô sinh là có tính chịu kích thích.

Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể

Tính chịu kích thích là là cơ sở cho sự phản ánh tâm lý nẩy sinh. Tính chịu kích thích có ở những sinh vật chưa có tế bào thần kinh hoặc mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể

Ví dụ: Cơ thể đơn bào do có tính chịu kích thích nên vận động di chuyển về phía ánh sáng hoặc nhiệt độ cao hơn

Tính chụi kích thích phát triển lên một giai đoạn cao hơn đó là tính cảm ứng.

Tính cảm ứng là năng lực đáp lại những kích thích những kích thích có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự tồn tại của cơ thể.

Ví dụ ếch phản ứng với kích thích gián tiếp thông qua màu vàng hoa mướp, nhện giăng luới bắt mồi con cóc vồ đớp que diêm có hình thù giống như con sâu mà nó quen ăn, que diêm gỗ chỉ báo hiệu tín hiệu cho con cóc về một thức ăn quen thuộc

Tính nhạy cảm được coi là mầm mống tâm lý đầu tiên xuất hiện cách đây 6oo triệu năm xuất hiện ở sinh vật có hệ thần kinh hạch (Ong, giun)

1.2) Các thơì kỳ phát triển tâm lý

* Xét theo mức độ phản ánh thì tâm lý cuả loài người đã trải qua 3 thời kỳ sau

+ Thời kỳ cảm giác: Ở những động vật không xương sống . Ở thời kỳ này con vật chỉ trả lời từng loại kích thích riêng lẻ. Ơ bậc thang tiến hoá cao hơn và loài người đều có cảm giác. Cảm giác là cơ sở cho sự xuất hiện các thời kỳ phản ánh tâm lý cao hơn

+ Thời kỳ tri giác. Bắt đầu xuất hiện ở loài cá cách đây khỏang 300- 350 triệu năm, hệ thần kinh ống với tủy sống và vỏ não giúp động vật có khả năng đáp ứng lại một tổ hợp kích thích ngoại giới chứ không đáp lại từng kích thích riêng lẻ – khả năng này gọi là tri giác (lưỡng cư, bò sát, loài chim, động vật có vú, tri giác đạt tới mức hoàn chỉnh)

+ Thời kỳ tư duy

-Tư duy bằng tay: Ở loài vượn Oxtralôpitêc cách đây khoảng 10 triệu năm - Tư duy bằng ngôn ngữ

+ Thời kỳ bản năng : Từ loài côn trùng trở đi bắt đầu có bản năng. Ở động vật có xương sống và người cũng có bản năng Nhưng bản năng con người khác xa về chất so với bản năng con vật: Bản năng của con người là bản năngg có ý thức

Ví dụ: đứa trẻ sinh ra đã biết bú, vịt con nở ra đã biết bơi, con ong xây tổ + Thời kỳ kỹ xảo: Kỹ xảo là một hình thức hành vi mới xuất hiện sau bản năng – một hành vi do cá thể tự tạo . Hành vi kỹ xảo là các thao tác, hành động do cá thể tự tạo nên bằng cách tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục, trở thành định hình trong não .

Ví dụ: ong có bản năng là khi sinh ra đã biết bay, ta tập cho nó bay theo một đường nhất định. Bồ câu đưa thư…

+ Thời kỳ hành vi trí tuệ: Hành vi trí tuệ là hành vi cao hơn kỹ xảo và bản năng là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao ( như, khỉ, cá heo, voi). hành vi trí tuệ được phát triển mạnh là hành vi đặc trưng cho con người. Đây là kiểu hành vi mềm dẻo v hợp lý trong điều kiện sống luôn luôn biến đổi. Hành vi trí tuệ là hành vi do luyện tập, do cá thể tự tạo trong đời sống của nó. Chính nhờ hành vi trí tuệ con người con người có thể thích ứng v cải tạo khch quan, đồng thời cải tạo chính bản thân mình

2. Sự phát triển tâm lý theo phương diện cá thể

2.1 Thế nào là sự phát triển tâm lý về phương diện cá thể

Sự phát triển tâm lý về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới chất lượng mới và diễn ra theo một quy luật đặc thù.

Các giai đoạn phát triển tâm lý cá thể:

+ Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi : Từ 0 đến 12 tháng

+ Giai đoạn trước tuổi học

- Thơì kỳ vườn trẻ - Thời kỳ mẫu giáo

- Thời kỳ đầu tuổi học ( nhi đồng) - Thơì kỳ giữa tuổi học ( thiếu niên) - Thời kỳ cuối tuổi học ( tuổi thanh niên)

Mỗi giai đoạn lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo : -Tuổi sơ sinh: Hoạt động giao tiếp cảm xúc trực tiếp - Tuổi Nhà trẻ : Chơi với đồ vật là hoạt động chủ đạo - Tuổi mẫu giáo: Vui chơi là hoạt động chủ đạo - Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh

- Lao động và hoạt động xã hội là hoạt dộng chủ đạo của lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)