MẶT Ý CHÍ CỦA NHÂN CÁCH 1 Ý chí là gì :

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 78 - 79)

III. CÁC KIỂU NHÂN CÁCH

B. MẶT Ý CHÍ CỦA NHÂN CÁCH 1 Ý chí là gì :

1. Ý chí là gì :

Ý chí là là một phẩm chất nhân cách, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn .

Ví dụ: Helen bị mù, câm điếc nhưng vẫn tự học được 5 ngọai ngữ và xuất bản được hia cuốn sách và đei diễn thuyết khắp nơi.

Đêmôxtéc bị ngọng như ông tự mình đứng trước sóng biển để luyện dọng và sau này trở thành một nhà hùng biện nổi tếng ở Hylạp

- Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, ở đó con người tự giác thực hiện mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp, vượt qua mọi trở ngại khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra .

- Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều khiển hành vi tích cực nhất của con người.

- Giá trị chân chính của ý chí không chỉ là cường độ ý chí mạnh hay yếu, mà điều chủ yếu là là nội dung đạo đức của ý chí, của mục đích mà ý chí vươn tới.

- Ý chí được thể hiện ở các phẩm chất sau:

+ Tính mục đích: Là phẩm chất đặc biệt của ý chí. Tính mục đích của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác . Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, vào nội dung đạo đức của ý chívà tính giai cấp của người mang ý chí.

+ Tính độc lập: Là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động theo quan điểm và niềmtin của mình .

+ Tính quyết đoán: Đó là khả năng đưa ra những quyết định kíp thời, dứt khoát, trên cơ sở tính toán cân nhắc kỹ càng, chắc chắn.

+ Tính kiên cường: Nói lên cường độ của ý chí , cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn, và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã định.

+ Tính dũng cảm: Là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân.

+ Tính tự kiềm chế: Là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân mình. Kìm hãm những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)