Khái niệm chung về trí nhơ.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 59 - 60)

1. Định nghĩa

Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ảnh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sao đó ở trong óc những cái cái mà con nguời đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.

2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ

Lý luận về sự hình thànhnhững đường liên hệ thần kinh tạm thời được coi là lý luận về cơ chế hình thành trí nhớ cá nhân. Phản xạ có điều kịen là cơ sở sinh lý của ghi nhớ. Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được hình thành là cơ sở sinh lý của sự giữ gìn và tái hiện của trí nhớ

3.Vai trò của trí nhớ:

Trí nhớ có vai trò rất rất to lớn trong đời sống tâm lý của con người: Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất kỳ một hoạt động nà, cũng như không thể hình thành nhân cách

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định lành mạnh. trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển các chức năng tâm lý bậc cao để con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống của minh và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày cáng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động.

Đối với nhận thức trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác. trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lý tính và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lý .

Ở những người bị hỏng trí nhớ, ta thấy cuộc sống hàng ngày cuả họ bị rối loạn, không bình thường .

Ngày nay người ta xem trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách của con người, vì đặc trưng tâm lý nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm cá thể về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)