Các loại tưởng tượng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 57 - 59)

I. Khái niệm chung về cảm giác

2 Các loại tưởng tượng

Tưởng tượng có 2 đặc điểm là tính tích cực và tính hiệu qủa . Căn cứ vaò hai đặc điểm đó người ta chia

* Tưởng tượng tiêu cực : là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện

Tưởng tượng tiêu cực có thể xẩy ra một cách có chủ định. Điều này chủ yếu xẩy ra khi con người ở trạng thái trong giấc ngủ(chiêm bao), trong trạng thái bệnh lý ( ảo giác, hoang tưởng)

* Tưởng tượng tích cực

Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực có hai loại

- Tưởng tượng tái tạo là loại tưởng tượng chỉ tạo ra những hình ảnh mơí đối vơí người tưởng tưựng và dựa trên sự mô tả của người khác

- Tưởng tượng sáng tạo: là loại tưởng tượng xây dựng hình ảnh mơí một cách độc lập những hình ảnh này là mơí đối vơí cá nhân và mơí đối với xã hội

- Ước mơ và lý tưởng: là một loại tưởng tượng hướng về tương lai, nó biểu hiện những mong muốn, ước mơ cuả con người. Ước mơ là một loại tưởng tượng sáng tạo, nhưng không hướng vào hoạt động trong hiện thực, ước mơ có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vươn lên, ước mơ có hại là ước mơ không dựa vào khả năng thực tế đó là mộng tưởng .

Lý tưởng có tính tích cực và tính hiện thực cao hơn ước mơ. Lý tưởng là một hình ảnh choí lọi, rực sáng cụ thể của tương lai mong muốn nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn lên giành tương lai.

1.1Các cách tạo ra hình ảnh mơí của tưởng tượng

* Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật : Người khổng lồ , hay người tí hon .

Nhấn mạnh các chi tiết thành phần của sự vật * Chắp ghép, kết dính

Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới.

* Liên hợp; Phương pháp này có vẻ giống như phương pháp chắp ghép nhưng sự thật thì nó không phải là sự kết hợp máy móc. Khi tham gia vào một hình ảnh mới , các yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong mối tương quan mới.

* Điển hình hoá: Là phương pháp tạo hình ảnh mơí phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách được biểu hiện trong hình ảnh mơí này.

* Loại suy

1.3. Tư duy và tưởng tượng

Tư duy và tưởng tượng có quan hệ mật thiết vơí nhau , chúng có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Tưởng tượng và tư duy phản ánh cái mơí chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân và đều mang tính có vấn đề. Do đó chúng đều là mức độ cao của nhận thức cảm tính .

Đứng trước hoàn cảnh có vấn đề khi nào ta tư duy, khi nào ta tưởng tượng . Điều

này phụ thuộc vào tính bất định của hoàn cảnh có vấn đề . Nếu những tài liệu khởi đầu của nhiệm vụ là rõ ràng, sáng tỏ thì quá trình giải quyết nhiệm vụ chủ yếu được tuân theo những quy luật của tư duy. Còn khi hoàn cảnh có vấn đề mang tính bất định khá lớn những tài liệu khởi đầu khó được phân tích

một cách chính xác thí quá trình giải quyết nhiệm vụ diễn ra theo cơ chế tưởng tượng

Chương VI TRÍ NHỚ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học (Trang 57 - 59)