2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) là tổ chức tư vấn hợp pháp chuyên ngành Ke toán - Tài chính - Thuế - Kiểm toán được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Giấy phép số 0102000577 ngày 24 tháng 07 năm 2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Fax : 84-4 3858 5533
Website : www.asa-audit.com
> Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế;
> Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
> Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận
trước;
> Kiểm tra soát xét báo cáo tài chính theo thời gian thỏa thuận
> Kiểm toán xác nhận nguồn vốn
> Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán nội bộ.
> Tư vấn xử lý vướng mắc về các loại thuế, tiết kiệm chi phí thuế;
VPĐD Công ty TNHHKiểm toán Châu Ả tại TP. Hồ ChíMinh
Khóa luận tốt nghiệp 31
VPĐD Công ty TNHHKiểm toán Châu Ả tại TP. Huế
Địa chỉ: 57/246 đường Hùng Vương, Phường An Cự, Thành phố Huế.
VPĐD Công ty TNHHKiểm toán Châu Ả tại Quảng Bình
Địa chỉ: 47C Trần Hưng Đạo, Phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới.
VPĐD Công ty TNHHKiểm toán Châu Ả tại Yên Bái
Địa chỉ: Số nhà 51, đường Thành Công, tổ 44, phường Nguyễn Thái Học, TP.
Yên Bái
VPĐD Công ty TNHHKiểm toán Châu Ả tại Nam Định
Địa chỉ: Số nhà 9/131 Trần Thái Tông, Phường Lộc Vượng, TP. Nam Định
> Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán;
> Tư vấn xử lý các vướng mắc trong nghiệp vụ kế toán;
> Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng;
> Tư vấn lập Báo cáo tài chính theo yêu cầu của Công ty mẹ;
> Tư vấn cho doanh nghiệp chuyển đổi Báo cáo tài chính
> Tư vấn xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý
(bao gồm cả lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp).
cho doanh nghiệp
> Đào tạo cấp chứng chỉ Kiểm toán thực hành
> Đào tạo về quản trị Doanh nghiệp
> Đào tạo kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro doanh nghiệp
(Nguồn: Hồ sơ thư mời thầu của công ty)
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty
(Nguồn: Hồ sơ công ty)
Hội đồng thành viên
Gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Hội đồng thành viên sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyết định phương hướng hoạt động và phát triển của công ty.
- Quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức hoạt động thêm vốn.
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển nâng cao thị trường, quảng cáo, tiếp thị
- Quyết định các dự án đầu tư lớn và phương thức đầu tư.
Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm một Tổng Giám đốc và bốn Phó Giám đốc. Mỗi Phó Giám đốc phụ trách các mảng riêng biệt: Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản, nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ kiểm toán và kiêm luôn hành chính.
Tổng Giám đốc của công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Là người đại diện theo pháp luật cao nhất của Công ty và chịu trách nhiệm cuối cùng đối với công việc kiểm toán.
Tổng Giám đốc có chức năng sau đây:
- Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty đảm bảo sự trường tồn và phát triển Công ty một cách toàn diện.
- Phát triển các hoạt động dịch vụ: kế toán, kiểm toán, kiểm soát chất lượng tránh mọi rủi ro nghề nghiệp. Duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ đối ngoại, hợp tác liên doanh trong, ngoài nước.
- Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của hội đồng thành viên. Chuẩn bị tất cả từ chương trình, nội dung và tài liệu của các cuộc họp, triệu tập đến việc giữ cương vị là chủ tọa cuộc họp.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ T ổ n g h ợ p k ết q u ả ki ểm to án Tổng hợp kết quả kiểm toán rủ i r o Lập hợp đồng kiểm toán và
lựa chọn nhóm kiểm toán
L ập v à so át x ét
cn Kiểm tra cơ bản tài •§ C sản ? -S .5 2 „■>. .
Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối
L
ậ
p
k
ế Tìm hiểu khách hàng và môitrường hoạt động Thu thập thư giải trìnhcủa Ban Giám đốc và
Ban Quản trị
- Quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên.
Nhiệm vụ của Phó Giám đốc:
- Xây dựng và phát triển các quy trình nghiệp vụ chuyên môn của công ty và chăm sóc và phát triển khách hàng.
- Phụ trách một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên.
- Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số Phòng và các hợp đồng lớn.
- Các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên giao phó.
Hội đồng cố vấn chuyên gia
Các chuyên gia là những KTV độc lập (CPA) được đào tạo trong và ngoài nước, đã từng là chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm, chuyên gia tư vấn cao cấp về kế toán, tài chính cho hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra, họ đã và đang cung cấp cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tài trợ thực hiện các dự án, các công trình tại Việt Nam có hiệu quả kinh tế nhất.
Các ban: Ban tư vấn thuế - kế toán. Ban dịch vụ thẩm định giá, Ban dịch vụ kiểm toán, Ban tư vấn tài chính — đầu tư.
Các ban này có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực thuế, kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán, cung cấp các dịch vụ liên quan đặc biệt là lĩnh vực tư vấn thuế - một vấn đề vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp.
Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3, 4, 5,6
Các phòng này có trách nhiệm có nhiệm vụ phục vụ khách hàng về các lĩnh vực kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức theo quy mô đứng đầu là trưởng phòng sau đó đến trợ lý kiểm toán và các kỹ thuật viên.
Ở mỗi phòng nghiệp vụ sẽ có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng phụ trách, quản lý các thành viên trong phòng đồng thời chịu trách nhiệm trước ban giám đốc
Sinh viên: Trần Đăng Tú - K20CLCH
về các hoạt động của phòng. Tuy đã chia thành các phòng riêng biệt nhưng giữa các phòng luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau về mặt nhân sự cũng như chuyên môn.
Phòng hành chính — kế toán
Phòng hành chính - kế toán là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ:
- Quản lý chung các hoạt động của Công ty, các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và nhân sự trong Công ty,
- Quản lý các công văn, hồ sơ nội bộ, khách hàng.
- Quản lý về việc mua sắm các thiết bị văn phòng, lập kế hoạch hàng tháng về lương và tiền lương cho nhân viên của Công ty....
2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính chung do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Châu Á thực hiện
* Quy trình kiểm toán BCTC nói chung
Phù hợp với quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ quốc tế, chu trình cuộc kiểm toán được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro sẽ được triển khai thành 3 giai đoạn: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán. Chu trình này được tổng quát hóa ở sơ đồ dưới đây:
Quản lý cuộc kiểm toán
h o ạc h k iể m t o án v à h ồ s ơ T ổ n g h ợ p k ết q u ả ki ểm t o
Phân tích sơ bộ báo cáo ài chính
Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thư quản lý và các tư vấn khác cho khách hàng Đánh giá chung về kiểm soát
nội bộ và rủi ro gian lận
Kiểm tra cơ bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Soát xét kết quả của cuộc kiểm toán và các dự thảo báo cáo Xác định mức trọng yếu và
phương pháp chọn mẫu - cỡ
mẫu Kiểm tra các nội dung khác Kiểm soát chất lượng kiểm toán Tổng hợp kế hoạch kiểm
toán
Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán
Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo
Sơ đồ 2.2: Chu trình kiểm toán tổng quát
(Nguồn: Hồ sơ quy trình kiểm toán của công ty)
* Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công ty kiểm toán. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công ty phải bảo đảm kết quả kiểm toán tin cậy và được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thích hợp. Việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ bản thân mỗi tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, đến các Trưởng nhóm kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán.
Đối với mỗi công việc phải thực hiện của các trợ lý kiểm toán sẽ luôn được kiểm tra soát xét lại bằng các hình thức khác nhau của các đồng nghiệp có chức vụ cao hơn trong cùng nhóm kiểm toán điều này sẽ giảm thiểu khả năng sai sót của những người có chức vụ thấp đồng thời cũng để các trưởng nhóm đánh giá được thông tin về khách hàng một cách chặt chẽ hơn.
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Châu Á thực hiện