Chăm sóc quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 2 (Trang 46 - 48)

4. Sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm 1 Đặc điểm sinh học

4.3.2.4. Chăm sóc quản lý

* Thức ăn:

Sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các nguồn nguyên liệu sẵn có như tôm cá tạp, thịt nhuyễn thể, khô đậu tương, cám gạo, cám ngô, nhộng tằm… thức ăn yêu cầu có hàm lượng đạm tổng số 30- 35%.

103

Bảng 17.05.11: Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh

TT Nguyên liệu Tỷ lệ phối trộn (%)

1. Bột cá 25 2. Bột đậu tương 20 3. Cám gạo 35 4. Bột mì 10 5. Bột thịt xương 2 6. Bột lá bông gòn 5 7. Premix 2 8. Dầu 1

Thức ăn và phương pháp cho ăn tiến hành như tôm nuôi trong ao; kiểm tra tôm sử dụng thức ăn và kiểm tra trọng lượng tôm hàng tháng (15 ngày kiểm tra một lần) để điều chỉnh khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn 3% trọng lượng cơ thể trong tháng nuôi đầu đối với tôm giống cỡ lớn và sau 2- 3 tháng đối với tôm giống cỡ nhỏ.

Mỗi ngày cho tôm ăn 2 lần: lần 1 vào lúc 6- 7h; lần 2 vào lúc 17- 18h. Thức ăn nên rải đều xung quanh mương cho tôm ăn. Dùng sàng cho ăn để theo dõi mức độ sử dụng thức ăn của tôm, làm 4 sàng ở bốn góc ruộng.

* Quản lý ruộng nuôi:

- Trao đổi nước thường xuyên, càng nhiều càng tốt nhưng chú ý việc kích thích lột xác trong ruộng như nuôi trong ao. Trung bình 10 - 15 ngày thay 10 - 20% lượng nước trong ruộng.

Vào ban đêm do các loại thực vật và rễ lúa sử dụng oxy nên dễ xảy ra hiện tượng thiếu oxy vào buổi sáng, nếu có hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần phải trao đổi nước ngay.

- Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm vì trong ruộng lúa địch hại có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi.

- Việc phun thuốc trừ sâu cho lúa phải cẩn thận, thông thường rút hết nước trên ruộng lúa cho tôm xuống mương và tiến hành phun thuốc. Sau khi phun thuốc 3 – 5 ngày, thấy thuốc đã hết tác dụng mới dâng nước cho tôm trở lại ruộng bình thường.

Mặt khác cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh cho lúa ít độc hại đối với tôm và chọn các giống lúa kháng sâu rầy để hạn chế phun thuốc.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, đăng chắn để đảm bảo an toàn cho tôm nuôi.

- Kiểm tra tăng trưởng: tiến hành định kì 15- 20 ngày/ lần để đánh giá tăng trưởng và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

4.3.2.5. Thu hoạch

Mặc dù thức ăn tự nhiên trong ruộng phong phú nhưng mật độ nuôi thấp nên tôm tăng trưởng nhanh, ngược lại địch hại nhiều nên năng suất thường thấp 100 - 300kg/ha/vụ đối với vụ xuân - hè; riêng đối với vụ hè - thu thì áp dụng hình thức đánh tỉa thả bù.

104

Phương pháp thu hoạch: Tiến hành sau khi thu lúa khoảng 10- 15 ngày để tôm tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa. Khi thu tiến hành ở chà tiếp đến dùng lưới kéo thu ở mương, sau cùng là tháo nước thu qua cửa cống và thu bằng tay trên mương.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 2 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)