4. Sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm 1 Đặc điểm sinh học
4.1.4. Lột xác và sinh trưởng:
a) Lột xác:
Khi tôm được cho ăn đầy đủ, trong cơ thể tôm sẽ tích luỹ đầy đủ, tôm thích yên tĩnh và tìm đến nơi vắng vẻ để lột vỏ.
- Quá trình lột vỏ: khởi đầu tôm ngừng hoạt động uốn cong mình để tăng các hoạt động từ bên trong, nhằm tăng áp lực tới mức làm rách vỏ ở lưng, tạo nên một đường hở ngang trên lưng. Lúc này tôm uốn cong gập gãy lưng thành hình chữ V và tiếp tục tăng áp lực bên trong. Động tác gập gãy này lặp đi, lặp lại nhiều lần cho đến khi một phần cơ thể thoát ra ngoài khỏi đường nứt trên lưng. Rồi bỗng nhiêm tôm búng mạnh, toàn thân nhô hẳn ra ngoài lớp vỏ. Sau khi lột vỏ xong, tôm sẽ tái tạo lại các phần đã mất đi trong quá trình lột vỏ.
- Lớp vỏ mới dần dần cứng lên, sau 3 - 6 giờ lớp vỏ mới sẽ cứng hoàn toàn, lúc đó tôm mới có thể hoạt động sinh sống bình thường trở lại. Trong thời gian chờ đợi lớp vỏ mới đủ cứng, tôm rất yếu ớt, dễ bị tổn thương và bị những động vật khác sát hại. Số lần lột vỏ của tôm phụ thuộc vào tuổi và chất lượng thức ăn.
Bảng 17.05.04: Thời gian lột xác của TCX
Trọng lượng (g/con) Chu kỳ lột xác(ngày)
2-5 9
6-10 13
11-15 17
16-20 18
89
26-35 22
36-60 22-24
b) Sinh trưởng và vòng đời:
- Vòng đời tôm càng xanh
Hình 17.05.02: Vòng đời tôm càng xanh
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, tôm bột ương nuôi khoảng 30-40 ngày, kích cỡ tôm giống từ 3 - 5 cm. Từ tôm giống, nuôi 5-6 tháng sau đạt chiều dài trung bình 8-9 cm, có khối lượng trung bình 20 - 30 g. Đối với tôm giống đã lưu qua đông (dài 5-8 cm) thả nuôi từ vụ xuân năm sau đến cuối năm, tôm cái đạt chiều dài 13-14 cm, khối lượng 60-80g; tôm đực 17 - 18 cm, khối lượng 200g. Tôm đực thường lớn nhanh hơn tôm cái và có cỡ cá thể lớn hơn.
4.1.5. Sinh sản.
a) Các giai đoạn phát triển của buồng trứng:
Bảng 17.05.05: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
Giai
đoạn Thể tích buồng trứng Vị trí Màu sắc
1 Nhỏ Ở 1/5 phía sau đầu ngực Trắng trong
2 Mở rộng Phát triển tới 1/4- 1/3 đầu ngực Hồng nhạt 3 Tăng nhanh về khối lượng Phát triển tới 1/2 đầu ngực Xanh lục 4 Rất lớn Phát triển toàn bộ phần đầu ngực Xanh, tối vàng 5 Rất nhỏ
90
* Giao phối:
Tôm đực đã thành thục đợi cho tôm cái lột xác, khi vỏ còn mềm thì tiến đến giao phối. Trong khi giao phối con đực ngẩng cao phần đầu ngực, dùng đôi càng lớn để ôm tôm cái. Khi giao phối tôm cái ngửa bụng, tôm đực ở phía trên chấn động mạnh và gieo cục keo tinh vào gốc chaan bò tôm cái, cục keo tinh dính kết ở túi hứng tinh của tôm cái. Giao phối xong tôm cái tìm về chỗ tối ẩn nấp.
* Đẻ trứng:
Tôm cái giao phối xong, thường trong vòng 24h khi giáp ngoài chưa kịp cứng thì hoàn thành việc đẻ trứng. Tôm thường đẻ vào lúc sáng sớm. Toàn bộ trứng dính trong buồng trứng đẻ ra 1 lần, trứng có hình elíp, dài 0,6 - 0,7 mm có màu vàng cam.
Khi đẻ bụng tôm cái uốn cong, chân bụng, chân bơi hình thành xoang ôm trứng, bảo vệ trứng. Trứng từ ống dẫn trứng phóng ra, đi qua cục keo tinh, tinh keo tan ra và trứng được thụ tinh. Tôm cái dùng lông tơ ở đôi chân bới thứ tư dịch chuyển trứng về xoang ôm trứng ở bụng. Trứng được kết dính ở trên lông tơ của đôi chân bơi thứ tư, sau đó tuần tự dịch lên 3, 2, 1 hình thành như một chùm nho, trứng thụ tinh được giữ ở bụng tôm cái nên lúc này còn gọi là tôm mẹ ôm trứng. Lượng ôm trứng khoảng 1061- 1529 trứng/ gam cơ thể. Tôm cỡ 50 gam có thể sinh sản 56.000 trứng. Tôm cỡ 80 gam sinh sản 70.000 trứng.
* Sự phát triển của giai đoạn ấu trùng.
Ấu trùng phát triển qua 11 giai đoạn, khoảng 36 ngày sẽ trở thành tôm bột, có chiều dài 7,68 mm. Đặc trưng của mỗi giai đoạn được tóm tắt trong bảng dưới đây:
91