Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ trong bể

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 2 (Trang 36)

4. Sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm 1 Đặc điểm sinh học

4.2.2.1. Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ trong bể

* Chuẩn bị bể: thể tích từ 2- 10m3, bể được vệ sinh khử trùng sạch, có từ 2- 6 vòi sục khí. Cấp nước ngọt đã được lọc kỹ và khử trùng.

* Mùa vụ nuôi: Tháng 3- 7.

* Mật độ thả: 3- 5 con/m2. Cỡ tôm cái lớn 20 g/con, tôm đực trên 25 g/con. Tỷ lệ đực/cái là 1/3.

* Quản lý và chăm sóc:

Trong bể thả một ít chà và làmhang hốc cho tôm hàng ngày trú, bám và lột xác. Thức ăn cung cấp cho tôm là trai, ốc, mực, cua ký cư... hoặc thức ăn viên: hàm lượng đạm 25- 30%. Khẩu phần ăn hàng ngày 3- 5% trọng lượng thân, cho ăn 2 lần/ngày. Thay nước 3 lần/tuần, nếu nước bị bẩn do quá trình chăm sóc cần thay nước ngay. Thời gian thành thục của tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chăm sóc... Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, nhiệt độ thích hợp (26- 30oC) tôm mẹ thành thục trong thời gian 25 - 30 ngày và có thể đẻ 1000 trứng/1g cơ thể.

Hàng ngày theo dõi nhiệt độ nước, theo dõi tình hình phát triển của tôm như lột xác, thức ăn dư thừa, bệnh tật... Khi thấy tôm cái lột xác nên vớt ra bể khác cùng với tôm đực. Sau khi thấy tôm cái đẻ xong và ôm trứng thì bắt tôm đực ra và nuôi riêng tôm ôm trứng.

Trong quá trình nuôi tôm ôm trứng, cần tăng vòi sục khí để làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan. Tránh cho tôm mẹ vận động nhiều. Thời gian ôm ấp trứng của tôm mẹ vào khoảng từ 15-24 ngày, phụ thuộc nhiệt độ nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 2 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)