Tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu 681 kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch công đoàn việt nam (Trang 49)

6) Kết cấu của khóa luận

2.1 Tổng quan về Công tyTNHH Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam

(Nguồn: Phòng kế toán)

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

• Giám đốc:

- Là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của phòng thị trường, kế hoạch tài chính.

- Quản lý toàn diện hoạt động của công ty.

- Đồng thời, chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động, sản xuất của công ty cũng như chịu trách nhiệm trước nhà nước về mặt pháp luật.

• Phó giám đốc phụ trách lữ hành:

- Là người giúp việc cho giám đốc về mảng dịch vụ du lịch lữ hành.

• Phó giám đốc phụ trách khách sạn:

Nguyễn Thị Thu Huyền

của Nhà Nước, công ty.

- Đảm bảo duy trì nguồn vốn có hiệu quả.

- Thực hiện công tác quản lý tài sản của Khách sạn, tổ chức mô hình hạch toán và thực hiện toàn bộ công tác kế toán sản xuất kinh doanh, kế toán thống kế, thông tin kinh tế hạch toán ở từng bộ phận trong khách sạn.

- Tổ chức thực hiện hoạt động tài chính kế toán của công ty như: theo dõi chi tiêu của doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính của Khách sạn, phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thực hiện công tác ghi chép, báo cáo thống kê định kỳ, tháng, quý, năm theo quy định của Nhà nước và cung cấp kịp thời khi Ban giám đốc cần.

- Cùng với tổ thị trường xây dựng chính sách giá cả, khuyến mại để thúc đẩy kinh doanh những hàng hóa và dịch vụ trong Khách sạn.

- Đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác

- Tổ chức thu thập và xử lý kịp thời thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch trong khách sạn.

- Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

• Phòng Hành chính tổ chức:

- Theo dõi và thực hiện công tác hành chính, quản trị trong Khách sạn, tổ chức thực hiện tất cả các Nội quy, quy định của Khách sạn, Công ty đề ra.

- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, hành chính văn thư, đánh máy, lưu trữ văn bản.

- Giữ gìn bảo quản tài sản, công cụ lao động trong bộ phận quản lý.

- Cung cấp kịp thời các vật tư hàng hóa khi các bộ phận đề nghị đã được Giám đốc, phòng Kế toán duyệt để đảm bảo yêu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh.

làm việc ngay tại cơ quan cũng như làm việc tại các cơ sở. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tiền lương, tiền thưởng, lao động ...

- Hành chính công ty: Giúp đỡ ban giám đốc về văn bản, văn thư và phụ trách về mảng cho thuê xe, đưa đón khách

- Hành chính khách sạn: phục vụ khách hội nghị, tiệc cưới.

• Phòng kinh doanh:

- Có nhiệm vụ nghiên cứu thị hiếu của khách trong cũng như ngoài nước để tham mưu cho ban Giám đốc về công tác thị trường, chính sách xây dựng sản phẩm du lịch thích hợp. Bên cạnh đó còn tiến hành các hoạt động tiếp thị và quảng cáo thường xuyên bằng nhiều hình thức nhằm thu hút khách.

- Tư vấn giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng về phòng nghỉ, hội nghị, tiệc cưới, tiệc tại Khách sạn.

- Thực hiện công tác chăm sóc Khách hàng.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác đón tiếp: Bao gồm đặt phòng, gửi chỗ khi khách đến, cung cấp thông tin về các dịch vụ trong Khách sạn và đảm bảo thông tin liên lạc cho khách, nội bộ trong Khách sạn và Công ty.

• Phòng phục vụ khách nghỉ:

- Tham mưu cho giám đốc về việc phát triền các dịch vụ lưu trú của Khách sạn để phục vụ và phù hợp với yêu cầu của khách ngày một tốt hơn

- Đảm bảo tối đa nhu cầu phục vụ khách hàng, nhu cầu lưu trú của khách tại Khách sạn.

- Cung cấp các dịch vụ có của khách trong phòng của Khách sạn cho khách (nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí ...). Đảm bảo yêu cầu của khách về các dịch vụ mà khách sạn có.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc tại khu vực tiền sảnh, hành lang cầu thang, khu vực để xe, khu vệ sinh công cộng liên quan đến cảnh quan môi trường, đảm bảo môi trường Khách sạn luôn sạch đẹp.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc đảm bảo điện, nước, quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng trang thiết bị ở các bộ phận trong Khách sạn.

• Phòng dịch vụ:

- Phục vụ khách nghỉ tại khách sạn, tiệc cưới, tiệc hội nghị, hội thảo.

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc định giá món ăn, lên thực đơn thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của Thị trường

- Duy trì phát triển cải thiện nhà hàng và chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo việc huẩn luyện nhân viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà hàng, Khách sạn

- Lập ra những quy định, điều lệ cho khu vực nhà hàng, bếp tham gia giải quyết những vấn đề nhân sự khi cần thiết

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế biến các món ăn trong Khách sạn, đảm bảo vệ sinh, chất lượng ăn uống cho khách, cũng như chất lượng bữa ăn phục vụ cho Cán bộ công nhân viên.

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong nhà hàng, quầy Bar, dịch vụ ăn uống lưu động tại phòng ...

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức khá gọn le, năng động, phù hợp với cơ cấu kinh doanh của công ty. Quyền hạn quản lý của các phòng ban được phân công rạch ròi không bị chồng chéo, vì vậy các cán bộ nhân viên có thể phát huy được hết khả năng về trình độ chuyên môn, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ tập thể của từng người. Các phòng ban chức năng quan hệ chặt chẽ với các cấp lãnh đạo trực tiếp điều hành, trợ giúp giám đốc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, giúp giám đốc định hướng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.

2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ phận kế toán của công ty chia ra làm 2 bộ phận chính gồm: Khối văn phòng và Khối quan hệ khách hàng

- Bên văn phòng hiện nay gồm có 6 người:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ke toán trưởng, Ke toán tổng hợp, Ke toán thuế, Thủ Quỹ, Ke toán Doanh

thu và Kế toán Chi phí

- Bên quan hệ khách hàng gồm có Thu ngân, Kế toán thực phẩm và Kế toán công nợ

Nhiệm vụ và chức năng của từng kế toán:

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có trách nhiệm phân công các công việc kế toán cho từng kế toán viên, trực tiếp chỉ huy công tác kế toán từ khâu tổ chức chứng từ, vận dụng tài khoản. Kết nối các kế toán viên cùng làm việc để chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế toán và quản lý tình hình tài chính.

- Kế toán tổng hợp có chức năng hướng dẫn, đốc thúc và nhắc nhở các kế toán khác trong phòng công tác một cách hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao cho mỗi người theo như sự phân công của kế toán trưởng. Giám sát sự tăng giảm, biến động của quỹ tiền mặt, ngân phiếu và các loại vốn bằng tiền khác. Hỗ trợ cho kế toán trưởng các công việc khi cần thiết. Theo dõi doanh thu và chi phí của khách sạn.

- Kế toán thuế: Kế toán thuế có nhiệm vụ phụ trách về các vấn đề khai báo liên quan đến thuế trong doanh nghiệp. Xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán tổng hợp để lập các báo cáo, thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm. Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh trong

quá trình làm việc. Hàng tháng kế toán thuế phải lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty.

- Thủ quỹ: Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ. Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị. Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt theo quy định của Nhà nước. Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt và làm báo cáo về quỹ tiền mặt.

- Kế toán doanh thu: Nhận báo cáo bán hàng của thu ngân, kiểm tra - đối chiếu với phần mềm quản lý hệ thống. Tiến hành phân loại các khoản thu của thu ngân theo hình thức thanh toán. Thực hiện hạch toán các bút toán chênh lệch thừa - thiếu của từng vị trí thu ngân trước khi tiến hành kết thúc ca. Lập sổ theo dõi việc nhận - bàn giao các loại phiếu quà tặng, phiếu mua hang...

- Kế toán chi phí: Kế toán theo dõi các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi kiểm kê, thanh lý Tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Theo dõi các khoản chi phí trích trước cũng như các chi phí phải trả, chi phí khác, .

- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ phải thu và nợ phải trả. Đôn đốc, thúc giục khách hàng thanh toán khi đến hạn cũng như thực hiện nghĩa vụ thanh toán của công ty với bên chủ nợ dưới sự thống nhất của giám đốc và kế toán trưởng.

2.1.4.2 Tổ chức hình thức kế toán và chính sách kế toán áp dụng:

Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014.

- Đơn vị tiền tệ được sử dụng tại công ty: Việt Nam đồng.

- Kỳ kế toán của công ty theo năm Dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm.

- Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là: Hình thức nhật ký chung. - Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc - Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm kế toán FAST

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 138.257.419.238 140.173.359.683 104.242.317.749 Chênh lệch (▲□ ) 0 1.915.940.445 (35.931.041.934) Chênh lệch (%) 100% + 1.38% (25.633%)

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Hệ thống sổ sách kế toán căn cứ theo quyết định của BTC, công ty đã đăng ký hình thức ghi sổ Nhật ký chung gồm các loại sau:

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái mở chi tiết cho các tài khoản - Sổ chi tiết theo đối tượng

- Sổ theo dõi doanh thu, chi phí - Các sổ, phiếu kế toán chi tiết Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp - Thuyết minh báo cáo tài chính

2.2 Thực trạng kế toán Doanh thu, Chi phí và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty TNHH Một Thành Viên Du lịch Công đoàn Việt Nam công ty TNHH Một Thành Viên Du lịch Công đoàn Việt Nam

2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

a. Tổng quan tình hình kết quả Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV)

Bảng biểu 2.1: Bảng so sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018- 2020

Nhận xét về DTBH & CCDV năm 2020:

Do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 mà Doanh thu toàn bộ ngành du lịch nói chung và doanh thu tại Du lịch Công đoàn nói riêng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tương tự, cụ thể: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vào năm 2020 đã sụt giảm hơn hẳn so với năm 2019 là 25,633 % và chỉ dừng lại ở con số 104.242.317.749 đồng, giảm 35.931.041.934 đồng so với mức 140.173.359.683 của năm 2019.

Theo Ông Nguyễn Trùng Khánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận định: “Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới”.

Đi song song với sự phát triển vàng của ngành công nghiệp không khói năm 2019, thì Công ty Du lịch Công đoàn cũng góp sức vào sự phát triển ấy, con số DTBH & CCDV đạt hơn 140 tỷ thể hiện sự nỗ lực không ngần ngại và chiến lược kinh doanh thích hợp của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.

Theo đà phát triển không ngừng nghỉ ấy, Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Bộ Chính trị ban hành đã đặt ra những mũi nhọn cho năm tiếp theo- 2020, một trong tám mũi nhọn được biểu thị bằng những con số cụ thể như sau:

“Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.” - Theo Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ban Chấp hành Trung Ương.

Nếu không có sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu (COVID-19) thì những mũi nhọn đó hoàn toàn có thể thực hiện, thậm chí trên đà tăng trưởng mạnh mẽ ấy, có lẽ sẽ vượt xa. Nhưng ngày 22/1/2020, Việt Nam xác nhận có bệnh nhân dương tính với

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Virus SARS-CoV-2 và sau đó cùng với làn sóng lây nhiễm thứ 1 (tháng 3/2020 - 4/2020), làn sóng thứ 2 (tháng 7/2020 - 9/2020), và làn sóng thứ 3 (tháng 1/2021 - 3/2021) đã làm cho ngành du lịch, dịch vụ của nước ta chuyển hướng hoàn toàn. “Lao đao, khó khăn chồng chất khó khăn” là những từ hoàn toàn đúng để định hình về du lịch Việt Nam 2020. Do ảnh hưởng của đại dịch, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế đến trong quý I/2020 làm cho lượng khách du lịch sụt giảm mạnh mẽ. Trước tình hình đó, “Du lịch nội địa” được đẩy lên làm trọng tâm và mục tiêu. Hầu hết Doanh thu của các công ty Du lịch lữ hành và khách sạn đều đến từ du lịch nội địa. Không nằm ngoài vòng xoáy đó, Du lịch Công đoàn cũng bị thiệt hại đáng kể về Doanh thu lẫn lợi nhuận trong việc kinh doanh của mình vào năm 2020. Bằng chứng cho thấy sự suy giảm về Doanh thu so với những năm trước khi dịch bệnh diễn ra và cụ thể hơn, Doanh thu công ty đến chủ yếu từ hoạt động Du lịch nội địa và Cho thuê văn phòng.

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

% 35%

34%

■ Doanh thu hoạt động Du lịch nội đìa ■ Doanh thu thuê văn phòng

■ Doanh thu tiền phòng Doanh thu hội trường

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ 2.4: So sánh DTBH & CCDV năm 2019-2020 Doanh thu năm 2019/2020

Đơn vị: (1.000.000 đồng)

45 40.025

■ Năm 2020 35.845 35.287 26.806 4.762 0.541

■ Năm 2019 HNăm 2020

Nhìn vào biểu đồ thể hiện cơ cấu DT CCDV ở trên, chúng ta có thể nhận ra rằng

Một phần của tài liệu 681 kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch công đoàn việt nam (Trang 49)