- Sử dụng phần mềm EPLINFO
4.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NKHHCT: 1 Trọng lƣợng lúc sinh:
4.2.1. Trọng lƣợng lúc sinh:
Bảng 3.5 cho ta thấy trong lượng lúc sinh thấp (2.500 gam) của trẻ liên quan rõ rệt đến NKHHCT với x2
= 24,15, P<0,001, ở trẻ có trọng lượng lúc sinh thấp, NKHHCT chiếm 76,47%.
Theo Nguyễn Đình Hường (24) so sánh giữa các nhóm có nguy cơ cho thấy trẻ có cân nặng thấp có tỷ lệ mắc NKHHCT cao nhất 74,1% và ở nhóm trẻ bình thường là 27,2%.
Lê Thị Nga (28) trẻ cân nặng lúc sinh thấp có nguy cơ bị NKHHCT gấp 3-5 lần so với trẻ đẻ ra >2.500 gam.
Nguyễn Trung Trực (37) trẻ khi sinh có cân nặng <2.500 gam có nguy cơ bị NKHHCT với p<0,05.
Fonseca W và cộng sự (49) nghiene cứu trọng lượng lúc sinh thấp < 2.000 gam cũng làm tăng tỷ lệ NKHHCT.
Điều này cũng phù hợp với một số tác gỉa khác (46).
Cân nặng lúc sinh là một chỉ số quan trọng, nó vừa ảnh hưởng sự phát triển của trẻ, vừa phản ảnh tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai và kinh tế, văn hóa của xã hội. Sự phát triển thai liên quan đến sức khỏe người mẹ và yếu tố kinh tế xã hội, những đứa trẻ sinh ra có cân nặng tốt sẽ lớn nhanh và ít mắc bệnh tật hơn những đứa trẻ có cân nặng thấp. Vì trẻ có cân nặng thấp sẽ giảm lực mút khi bú, suy giảm khả năng miễn dịch bằng giảm số lượng tế bào T và giảm miễn dịch trung gian tế bào, giảm dự trữ vitaminA từ cơ thể mẹ.
Cân nặng của sơ sinh thấp thường do dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai không đầy đủ chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc thai sản không tốt. Để giảm tủy lệ suy dinh dưỡng bào thai cũng như giảm tỷ lệ tử vong trong những năm đầu của cuộc sống (trong đó có NKHHCT), vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng bào thai trong cộng đồng là công tác thường xuyên. Việc bảo vệ sứ khỏe trẻ em, gắn liền chăm sóc sức khỏe người mẹ, đặc biệt trong lúc có thai, giáo dục cho người mẹ tự chăm sóc thai nghén và kế hoạch hóa gia đình.