Thiếu sữa mẹ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã phú xuân, huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế năm 2007 (Trang 46 - 48)

- Sử dụng phần mềm EPLINFO

4.2.5.Thiếu sữa mẹ:

Theo nghiên cứu Nguyễn Trung Trực (37) không bú mẹ hoặc bú ít làm tăng NKHHCT.

Deb SK (45), Fonseca W (49) thiếu sữa mẹ làm tăng nguy cơ NKHHCT và đóng vai trị quan trọng gây nên tỷ lệ NKHHCT cao ở cá nghiên cứu cộng đồng.

Với bảng 3.10; trẻ khơng bú mẹ hoặc bú ít tỷ lệ NKHHCT cao hơn với trẻ được bú mẹ đầy đủ với x2=6,13; p<0,001. Như vậy bú sữa mẹ sẽ là một phần để giảm tỷ lệ NKHHCT trong những năm đầu cuộc sống.

Phần lớn các bà mẹ của xã Phú Xuân đều nuôi con bằng sữa mẹ vừa là phù hợp phong tục tập quán, vừa phù hợp với nhu cầu sinh lý của trẻ, đặc biệt là 6 tháng đầu, đó là thời kỳ quan trọng của đời sống ngoài tử cung.

Thật vậy, đã từ lâu việc bú mẹ đã được thừa nhận là có khả năng bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh ỉa chảy và hô hấp (bệnh ỉa chảy 117,3 và hô hấp 1/3,9 ở trẻ nuôi bằng sữa mẹ so với nhân tạo) (1). Mặt khác sữa mẹ có đủ năng lượng cần thiết và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt về tinh thần, tâm lý và thể chất. Cho nên khi mẹ mất sữa hoặc ít sữa cần hướng dẫn mẹ hoặc gia đình cho trẻ một thức ăn gần giống với sữa mẹ đó là ăn nhân tạo hoặc cho trẻ ăn vừa sữa mẹ vừa thức ăn khác.

Cũng cần theo dõi chặt chẽ trẻ trong quá trình ăn nhân tạo, vì trẻ dễ bị SDD và nhiễm trùng nhất là ỉa chảy và NKHHCT.

4.2.6. Tiêm chủng:

Phần lớn các gia đình có con em trong diện được tiêm chủng trong xã Phú Xuân đều đưa con đi tiêm chủng đầy đủ (khoảng 95,50%).

Bảng 3.1.1, tỷ lệ NKHHCT ở trẻ không tiêm chủng hoặc tiêm chủng thiếu là 57,14% Cao hơn so với trẻ tiêm chủng đầy đủ là 36,97% với x2

=6,13. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa với p>0,05.

Bùi Đức Dương, Tơ Anh Tốn (13) điều tra 4419 trẻ <5 tuổi về mắc bệnh và tử vong NKHHCT tại Phú Xuyên - Hà Tây và Quảng Xương - Thanh Hóa: 2 tác giả thấy rằng nhóm trẻ tiêm chủng đầy đủ mắc NKHHCT 22,4%, nhóm trẻ tiêm chủng thiếu hoặc không tiêm chủng mắc NKHHCT 25,5%. Nhưng dù sao tiêm chủng đầy đủ cho trẻ là một vấn đề cần quan tâm hơn nữa

của gia đình và xã hội, vì theo Deb SK (45) tiêm chủng đầy đủ có vai trị bảo vệ trẻ tránh NKHHCT hơn là trẻ không tiêm chủng đầy đủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã phú xuân, huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế năm 2007 (Trang 46 - 48)