Sơ đồ nguyên lý hoạt động của đầu phun áp suất được thể hiện như hình 1.8.
Hình 1.8. Sơ đồ của một đầu phun áp suất
Đầu phun áp suất gồm các bộ phận cơ bản sau:
1. Bình chứa dung dịch 3. Ống dẫn khí 2. Ống dẫn dung dịch 4. Đầu phun
2
1
o n s
2 ρ v + p + ρ g h = c t
*Nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật phun áp suất:
Dựa trên định luật Becnuli đối với chất lưu ( chất lỏng và chất khí). Biểu thức của định luật Becnuli:
(1.3)
Trong đó: ρ là khối lượng riêng của chất lưu; v là vận tốc của chất lưu; p là áp suất thủy tĩnh; g là gia tốc trọng trường; h là độ cao so với gốc.
Tại đầu A của ống dẫn dung dịch, dòng khí chuyển động với vận tốc lớn nên thành phần áp suất động lớn, áp suất tĩnh nhỏ. Tại đầu B của ống dẫn dung dịch chất lưu ở đây không chuyển động nên áp suất động bằng 0 và áp suất tĩnh lớn. Áp suất tĩnh tại B lớn hơn áp suất tĩnh tại A nên đẩy dung dịch trong ống dẫn dung dịch lên. Do tác động của dòng khí chuyển động với tốc độ cao, giọt dung dịch bị xé nhỏ thành các hạt bụi và phun ra dưới dạng sương mù vào đế. Đế được giữ ở nhiệt độ cao, tại đây xảy ra các phản ứng hóa học tạo màng kết tinh bám vào đế.
Ưu điểm:
• Dụng cụ chế tạo đơn giản, giá thành rẻ
• Thí nghiệm an toàn
• Màng tạo ra mỏng, trong suốt Nhược điểm:
• Màng tiếp xúc với không khí trong quá trình phun nên không tránh khỏi tạp chất xâm nhập
• Hao phí nhiều dung dịch hơn so với phương pháp phun tĩnh điện