Khảo sát tính chất chuyển mạch của màng mỏng V2O5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính chất quang và khả năng ứng dụng của màng mỏng penta ôxit vanađi v2o5 (Trang 52 - 53)

Tính chất chuyển mạch của màng mỏng V2O5 được khảo sát thông qua việc đo các đặc trưng I-V phụ thuộc vào nhiệt độ. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ môi trường còn thấp, trên đường đặc trưng I-V không xuất hiện bước nhảy của độ dẫn. Điều này có thể được giải thích là do màng mỏng V2O5 có nhiệt độ chuyển pha BDKL lớn (τc=2400C), cho nên cần cung cấp nhiệt lượng lớn hơn thì quá trình chuyển mạch mới xảy ra. Tăng nhiệt độ môi trường lên đến 1000C, trên đường đặc trưng I-V của màng mỏng V2O5,có bước nhảy đột ngột về cường độ dòng điện khi điện áp đặt lên mẫu đạt đến110 V. Như vậy nhiệt độ của môi trường và nhiệt Jun-LenXơ cung cấp nhiệt độ đủ lớn để quá trình chuyển pha xảy ra, tức là màng mỏng V2O5 có chuyển mạch khi điện áp đạt giá trị ngưỡng. Điều này có thể là do trong mẫu đã xuất hiện vùng bị đốt nóng bằng dòng điện đạt nhiệt độ cao bằng NĐCP của V2O5.

Sự chuyển pha BDKL của màng mỏng V2O5 cũng đã được khảo sát một cách tường minh thông qua đường đặc trưng I-V tại hai vùng nhiệt độ ở trên và dưới NĐCP (τc = 2400C) (Hình 3.5). Khi môi trường có nhiệt độ 2300C, màng

mỏng V2O5 có đường đặc trưng I-V dạng chữ S với cường độ dòng điện tăng đột ngột khi điện áp đặt vào mẫu đạt giá trị 110V (Hình 3.5 M). Tăng nhiệt độ môi trường lên đến 2500C (> τc = 2400C), đường đặc trưng I-V của màng mỏng V2O5

có dạng là một đường thẳng tuyến tính (Hình 3.5 N). Điều này chứng tỏ, màng mỏng V2O5 đã chuyển sang pha kim loại khi nó có nhiệt độ lớn hơn NĐCP τc = 2400C. 0 4 0 80 12 0 160 20 0 2 40 0 15 30 45 60 75 90 1 05 1 20 N M T = 2 500C T = 23 00C I (m A ) U (V)

Hình 3.5. Đường đặc trưng I-V của màng mỏng V2O5 tại nhiệt độ 2300

C (M) và 2500

C (N)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính chất quang và khả năng ứng dụng của màng mỏng penta ôxit vanađi v2o5 (Trang 52 - 53)