Khai thác, chế biến đá xây dựng

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 59 - 61)

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

2. Hiện trạng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm.

2.4. Khai thác, chế biến đá xây dựng

Đá xây dựng khai thác, chế biến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu cung ứng cho thị trường nội tỉnh. Do nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình trong các năm qua là không đồng đều, nên sản lượng đá xây dựng được khai thác cũng tăng - giảm không đều, phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư các công trình xây dựng và giao thông. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm sản lượng khai thác đá đạt khoảng 280 nghìn m3.

Đặc điểm của địa hình Bắc Kạn là núi cao chia cắt, giao thông không thuận lợi, đá xây dựng khai thác ra chỉ để phục vụ xây dựng các công trình trong phạm

vi gần xung quanh mỏ là chủ yếu. Vì thế, trên tất cả các huyện và thành phố của Bắc Kạn đều có các khu vực mỏ khai thác đá xây dựng. Công suất cấp phép trung bình của các điểm khai thác từ 20 - 30 nghìn m3/năm, sản lượng hàng năm đạt khoảng 70 - 85% CSTK.

Sản lượng thực tế khai thác đá xây dựng ở Bắc Kạn theo thống kê năm 2016 đạt khoảng 281 nghìn m3. Năng lực và hiện trạng khai thác đá ở các huyện năm 2016 tổng hợp ở bảng sau (Chi tiết ở phần Phụ lục 2):

Bảng 2.6: Phân bố các cơ sở khai thác đá xây dựng

TT Địa điểm Số CSCP SL trung bình 2016

mỏ (m3/năm) (m3) 1 TP. Bắc Kạn 03 105.000 72.000 2 H. Pác Nặm 01 10.000 10.000 3 H. Ba Bể 01 25.000 15.000 4 H. Ngân Sơn 01 25.000 0 5 H. Bạch Thông 01 60.000 45.000 6 H. Chợ Đồn 04 89.600 57.000 7 H. Chợ Mới 01 10.000 7.000 8 H. Na Rì 05 116.500 75.000 Tổng cộng 17 441.100 281.000

Nguồn: - Số liệu điều tra của Viện VLXD và Sở XD tháng 6/2017.

Trong số 8 huyện, thành phố có hoạt động khai thác đá xây dựng trên địa bàn tỉnh thì thành phố Bắc Kạn và huyện Na Rì là 2 địa phương có năng lực khai thác theo giấy phép lớn nhất với CSTK khai thác trên 100 nghìn m3/năm; ít nhất là huyện Pác Nặm có 1 cơ sở được cấp phép với CSTK 10 nghìn m3/năm.

Các cơ sở khai thác, chế biến đá trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đa số đều có quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện địa hình, địa lý và thị trường tiêu thụ của tỉnh.

Thiết bị công nghệ chế biến đá của các cơ sở ở mức trung bình, mỗi cơ sở đầu tư từ 1 - 2 máy đập hàm, 1 máy đập búa và hệ thống sàng phân loại. Có cơ sở chỉ sử dụng máy đập hàm để gia công đá.

Phương pháp khai thác cơ bản vẫn là khoan, nổ mìn cắt lớp từ trên xuống; vận chuyển đá từ khu vực khai thác vào chỗ chế biến bằng ô tô. Một số cơ sở đã đầu tư hệ thống tưới nước phun sương để hạn chế bụi.

Một số cơ sở khai thác đá còn đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung 60

xi măng – cốt liệu ngay gần khu vực khai thác như ở mỏ đá Lũng Điếc, mỏ Lũng Váng, mỏ Suối Viền... Sắp tới có cơ sở đầu tư thêm các thiết bị để sản xuất cát nghiền.

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w