Phát triển hạ tầng cơ sở.

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 37 - 40)

1 CCN Cẩm Giàng Cẩm Giàng 5 50 IVHuyện Chợ Đồn5030

4.5. Phát triển hạ tầng cơ sở.

4.5.1. Giao thông vận tải.

Mạng lưới đường bộ của Bắc Kạn là một phần của mạng lưới đường toàn quốc, do đó sự phát triển của mạng lưới phải phù hợp trong sự phát triển của hệ thống đường bộ cả nước và hệ thống giao thông vùng kinh tế các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ. Trước mắt, tập trung ưu tiên đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đối với các tuyến đường giao thông đến các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu du lịch, vùng động lực phát triển nhanh, mạnh. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% các tuyến đường Quốc lộ, Đường tỉnh và Đường huyện được bê tông nhựa, nhựa hoặc bê tông xi măng (BTXM); 80% đường từ trung tâm huyện đến xã đạt đường giao thông nông thôn loại A, mặt nhựa hoặc BTXM.

a. Đường quốc lộ

- QL3 Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Trong đó có xây dựng mới đoạn Nông Hạ - TX Bắc Kạn (ĐT.259) đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; xây dựng các đoạn tránh qua thị trấn Nà Phặc, Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn; xây dựng đường tránh QL3 từ thị xã Bắc Kạn đi Na Rì qua Quang Trọng đến thị xã Cao Bằng.

- Cải tạo, nâng cấp QL3B, QL279 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. - Trình Bộ Giao thông Vận tải chuyển tuyến ĐT 257, một nửa tuyến ĐT255B và tuyến ĐT255 thành QL3B kéo dài nối với tỉnh Tuyên Quang tại đèo Kéo Mác; Chuyển tuyến ĐT254 thành QL3C và từng bước kéo dài QL3C theo ĐT.258B nối sang tỉnh Cao Bằng gặp QL.34 sau khi đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp.

- Đề nghị Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh xây dựng hoàn thành đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường nhánh qua địa phận tỉnh Bắc Kạn.

b. Đường đô thị

Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo một số tuyến trục chính đạt tiêu chuẩn theo đúng quy hoạch của đô thị đã được duyệt.

c. Đường tỉnh

- Cải tạo, nâng cấp ĐT251, ĐT252, ĐT252B, ĐT253, ĐT254B, ĐT255, ĐT255B, ĐT256, ĐT257B, ĐT257, ĐT258, ĐT258B đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

- Ưu tiên xây dựng mới, nâng cấp các đường huyện chuyển thành đường tỉnh, quy hoạch đến năm 2020 các tuyến này nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Xây dựng các tuyến đường cứu hộ, phòng tránh báo lũ tại các huyện.

d. Đường giao thông nông thôn

Cải tạo, nâng cấp các đường huyện, đường liên xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V và đường giao thông nông thôn loại A, mặt đường được rải nhựa hoặc bê tông

xi măng, các tuyến đường liên thôn, liên xã được xây dựng cải tạo để xe ô tô có thể đi được trong bốn mùa.

e. Đường thuỷ nội địa

Cải tạo và hoàn thiện các công trình an toàn giao thông đường thủy nội địa trên Sông Năng đoạn Chợ Rã - Hồ Ba Bể, khai thác có hiệu quả tuyến đường thuỷ du lịch trên Hồ Ba Bể và Hồ Ba Bể - Thác Đầu Đẳng.

f. Đường sắt

Theo Quyết định 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Sau năm 2020 Bắc Kạn được Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Thái Nguyên đến Chợ Mới (Khu công nghiệp Thanh Bình).

g. Đường hàng không:

Đến năm 2020 chuyển đổi sân bay Bắc Kạn sang xây dựng sân bay Quân Bình rộng 20,4 ha (Sân bay trực thăng) tại xã Quân Bình, huyện Bạch Thông. Sau năm 2020 khi điều kiện kinh tế phát triển và nhu cầu về an ninh, quốc phòng cần thiết sẽ xây dựng cảng hàng không tại Sân bay Quân Bình với tổng quy mô sử dụng khoảng 110,46 ha (theo Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn).

4.5.2. Cung cấp điện.

Với quan điểm phấn đấu đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tiếp tục đầu tư mới và nâng cấp cải tạo các công trình cấp điện (hệ thống các trạm biến áp, hệ thống dây cao thế và hạ thế đã cũ...), đến năm 2020 trên 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, đảm bảo chất lượng chiếu sáng. Trong các công trình điện, trước mắt ưu tiên đầu tư cho các công trình điện phục vụ sản xuất cho các khu, cụm công nghiệp, TTCN, các làng nghề và các khu tái định cư, khu vực quốc phòng – an ninh.

Theo dự báo, giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu tiêu thụ điện năng toàn tỉnh bình quân tăng khoảng 11 – 12%/năm; điện thương phẩm bình quân/ người/ năm đến năm 2020 vào khoảng 950 KWh và đến năm 2030 vào khoảng 2.150 KWh. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, phù hợp với nguồn lực, từng bước nâng công suất mạng lưới phù hợp với phụ tải điện, đồng thời đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới phân phối điện trên địa bàn.

a) Lưới cao thế:

- Theo cân đối nguồn đến năm 2020 phụ tải khu vực, nguồn cấp cho Bắc Kạn thiếu khoảng 99MVA. Để đảm bảo nguồn cấp cho tỉnh cũng như khu vực

cần thiết xây dựng trạm 220 KV Bắc Kạn – 1x125 MVA, đặt tại vị trí trạm cắt 220 KV Bắc Kạn vào vận hành và đấu transit trên đường dây 220 KV Hà Giang, Na Hang (Tuyên Quang)- Thái Nguyên. Trạm 220 KV Bắc Kạn sẽ trở thành nguồn cấp điện chính cho tỉnh Bắc Kạn và hỗ trợ nguồn cấp cho tỉnh Cao Bằng, dự kiến đóng điện vào khoảng 2018-2020.

- Xây dựng mới trạm 110 KV Nà Phặc quy mô 1x16 MVA – 1x25 MVA. - Xây mới trạm 110 KV Na Rì, quy mô 2x25 MVA, trước mắt lắp 01 máy biến áp 1x25 MVA.

- Xây mới trạm 110 KV Ngọc Linh 1x25MVA tại huyện Chợ Đồn. - Xây mới trạm 110 KV Khu Công nghiệp Thanh Bình, quy mô 2x25 MVA, trước mắt lắp 01 máy biến áp 1x25 MVA.

- Cải tạo, nâng cấp dây dẫn đã xuống cấp và xây mới thêm khoảng 25 km dây 110 KV.

- Nghiên cứu quy hoạch và xây dựng trạm biến áp 110 KV trên địa bàn đáp ứng kịp thời nhu cầu điện của tỉnh.

b) Lưới trung thế:

- Cải tạo, nâng cấp lưới điện áp 10KV và 15KV thành 22KV; nâng cấp hệ thống trạm phân phối điện 2 cấp 10(22)/0,4KV đang chạy với điện áp 10/0,4KV chuyển sang vận hành với điện áp 22/0,4KV.

- Xây dựng mới các tuyến 35 KV, 22 KV ở các huyện, thị trấn đáp ứng kịp thời nhu cầu điện của các huyện, thị trấn.

c) Lưới điện hạ thế:

Cải tạo lưới điện hạ thế ở các khu dân cư; sử dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha với bán kính cấp điện 200 – 300 m cho các khu dân cư đô thị và bán kính 500 – 800m cho các khu dân cư nông thôn.

Giải phápthực hiện:

- Vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp, xây dựng lưới điện hạ thế chủ yếu huy động từ nhân dân đóng góp.

- Về quỹ đất sẽ do địa phương chủ động quy hoạch.

- Về khoa học, công nghệ: Áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trong cải tạo, nâng cấp, xây dựng và quản lý hệ thống lưới điện

4.5.3. Cấp thoát nước.

a. Cấp nước đô thị

Theo dự báo, dân số thành thị của tỉnh đến năm 2020 có khoảng 69,1 nghìn người và đến năm 2030 có khoảng 106,2 nghìn người; nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt khu vực dân thành thị dự kiến khoảng 100-150 lít/ người/ ngày, do vậy tổng nhu cầu nước sạch dùng trong sinh hoạt của dân thành thị trên toàn tỉnh đến năm 2020 vào khoảng 9.000 m3/ngày đêm và đến năm 2030 vào

khoảng 14.000 m3/ngày đêm.

Căn cứ nhu cầu sử dụng nuớc sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xây dựng các trạm cấp nước sạch cho phù hợp với quy mô dân số, tình hình sản xuất của mỗi đô thị, đáp ứng tối đa nhu cầu nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

b. Cấp nước dân cư nông thôn

Các cụm dân cư trung tâm của các xã, cụm xã tùy theo mỗi xã có số dân từ 1.000 – 4.000 người; nhu cầu sử dụng nước sạch khoảng 80 – 100 lít /người/ngày, do vậy, mỗi khu dân cư trung tâm xã nhu cầu tối đa cần khoảng 200m3– 500m3/ngày. Tùy theo điều kiện của mỗi khu dân cư, xây dựng các công trình cấp nước tập trung công suất 200 – 500 m3/ngày đêm, nguồn nước được lấy từ nguồn nước mặt (khe, suối, hồ, đập) hoặc nước ngầm chỉ cần khoan giếng, xây bể chứa, bồn chứa qua xử lý lọc để phân phối. Ngoài ra, các điểm dân cư khác có thể sử dụng nước tại chỗ bằng các giếng đào và giếng khoan nhỏ hoặc nước dẫn từ khe suối qua bể lọc. Đảm bảo 98% số hộ nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn đến năm 2020 và 100% vào năm 2030.

Đối với vùng miền núi, mở rộng chương trình cấp nước sạch nông thôn,xây dựng các công trình cấp nước tập trung để cấp nước cho khu vực trung tâm xã, cụm bản. Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa theo chương trình nước sạch Quốc gia.

Đối với khu vực đô thị, vùng đồng bằng, huy động nguồn vốn của dân kết hợp với nguồn vốn nhà nước để xây dựng các công trình cấp nước tập trung với quy mô 1.000 – 2.000 m3/ngày.

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w