Cát xây dựng

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 107 - 111)

I. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM

2. Phƣơng án quy hoạch

2.5. Cát xây dựng

Nhu cầu sử dụng cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 là:

540.000 - 550.000 m3, theo phương án quy hoạch, năng lực khai thác, sản xuất cát trên địa bàn tỉnh là 408.000 – 458.000 m3 đáp ứng được gần 75 - 85% nhu cầu.

Nguồn tài nguyên cát xây dựng ở Bắc Kạn không nhiều, phân bố rải rác trên các con sông và suối khắp địa bàn các huyện. Cát sông, suối của Bắc Kạn có chất lượng không cao, lẫn nhiều tạp chất, thường được sử dụng để xây trát và đổ bê tông.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở được cấp phép khai thác cát với tổng năng lực của các cơ sở khai thác cát là 98.000 m3/năm. Ngoài ra, ở còn có một số cơ sở tham gia khai thác cát sông không phép, khai thác tận thu. Sản lượng

cát khai thác trên địa bàn chỉ đáp ứng được phần nhu cầu của tỉnh; phần cát còn thiếu được cung ứng từ các tỉnh lân cận.

Trong các giai đoạn tới, nhu cầu cát xây dựng trong tỉnh còn tăng lên, đòi hỏi lĩnh vực khai thác cát phải được đầu tư chiều sâu, mở rộng, tăng cường sản lượng khai thác. Tuy nhiên trên các sông và các suối hiện nay đã có các công trình thuỷ điện; việc đắp các đập thuỷ điện chắn dòng cùng với sự biến đổi khí hậu đã hạn chế sự bồi đắp cát trên các lòng sông, do vậy trữ lượng cát trên các sông tại Bắc Kạn càng ngày càng cạn kiệt. Định hướng phát triển khai thác cát ở Bắc Kạn từ nay đến năm 2020 như sau:

- Đẩy mạnh khai thác cát trên sông Năng, sông Cầu và một số suối để đáp ứng nhu cầu cát xây và cát đổ bê tông trong toàn tỉnh, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các quy định khai thác cát lòng sông, khai thác đúng quy hoạch và đúng quy trình. Tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của tỉnh, song phải gắn với công tác bảo vệ môi trường sinh thái, khống chế phạm vi và độ sâu khai thác để không gây sạt lở, đảm bảo an toàn cầu và các công trình thuỷ lợi trên sông và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy.

- Để giải quyết việc thiếu hụt cát trong các giai đoạn sau, đầu tư xây dựng các cơ sở nghiền cát từ đá cuội, sỏi và đá magma để thay thế một phần cát sông.

- Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép của các tổ chức và hộ cá thể không có chức năng khai thác và kinh doanh cát. Các đơn vị khai thác cát cần đầu tư nâng cao năng lực khai thác cát, tăng cường phổ biến thông tin thị trường và điều phối thị trường giữa các đơn vị khai thác, tránh tình trạng tranh mua tranh bán cũng như thống nhất về giá cả sản phẩm trong từng thời kỳ.

Phương án cụ thể:

- Đầu tư tăng cường phương tiện khai thác, bốc xúc, sàng tuyển và vận chuyển để phát huy năng lực của các cơ sở khai thác hiện có đã được cấp phép, đạt sản lượng 98.000 m3/năm.

- Cấp phép mới cho các cơ sở khai thác cát tại các điểm mỏ trên các sông suối đã được thăm dò khảo sát tại các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì và thành phố Bắc Kạn, với tổng công suất 275 m3/năm. Cụ thể phân bố tại các huyện như sau:

+ Huyện Chợ Mới: Tổng CSCP 95.000 m3/năm, cụ thể:

* Mỏ cát sỏi Thanh Bình, xã Thanh Bình, CSCP 30.000 m3/năm; * Khu vực Nà Đeo, xã Nông Thịnh, CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm; * Khu vực điểm , thôn Nà Choọng, xã Quảng Chu, CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm;

* Khu vực Sáu Hai, xã Nông Hạ, CSCP từ 10.000 - 15.000 m3/năm;

* Khu vực tại xã Cao Kỳ (điểm - điểm ,

), CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm;

* Khu vực bến đò Chợ Mới, ngã ba sông thuộc khu vực gần thị trấn Chợ Mới, CSCP 20.000 m3/năm;

* Mỏ Đèo Vai xã Quảng Chu; Chưa đánh giá trữ lượng, dự kiến thăm dò và khai thác trong các năm tới.

+ Huyện Chợ Đồn: Tổng CSCP 20.000 - 30.000 m3/năm; cụ thể: * Khu vực mỏ Pó Lết, xã Yên Thịnh, CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm; * Khu vực Nà Ón, xã Đồng Lạc: CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm.

Các mỏ chưa đánh giá trữ lượng, dự kiến thăm dò và khai thác trong các năm tới gồm: Khu vực xã Đông Viên và khu vực Bản Mạ, Xã Quảng Bạch.

+ Huyện Na Rì: Tổng CSCP là 40.000 - 60.000 m3/năm, cụ thể:

* Khu vực Vằng Kháp – Hát Chặp, xã Lam Sơn, CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm;

* Khu vực Hợp Thành – Hát Lài và Nà Diệc, xã Lam Sơn và xã Lạng San, CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm;

* Khu vực Nà Khon, xã Lương Thành, CSCP 10.000 - 15.000 m3/năm; * Khu vực Nà Diệc xã Lạng San, CSCP 10.000 m3/năm;

Các mỏ chưa đánh giá trữ lượng, dự kiến thăm dò và khai thác trong các năm tới gồm: Khu vực Cốc Coóc - Bản Pò, thị trấn Yến Lạc; Hát Luông xã Kim Lư; Lương Thượng Xã Lương Thượng; Pác Khuổi Pục xã Lam Sơn; Pác Khuổi Giam xã Lam Sơn.

+ Thành phố Bắc Kạn: Tổng CSCP là 30.000 m3/năm, cụ thể:

* Khu vực Phiêng My, phường Huyền Tụng, CSCP 15.000 - 20.000 m3/năm;

* Khu vực tổ Mai Hiên, phường Xuất Hóa, CSCP 5.000 m3/năm; * Phường Nguyễn Thị Minh Khai, CSCP 5.000 m3/năm;

* Xã Dương Quang, CSCP 5.000 m3/năm;

+ Huyện Bạch thông: Tổng CSCP là 22.000 m3/năm, cụ thể: * Khu vực Bản Luông xã Mỹ Thanh, CSCP 10.000 m3/năm; * Khu vực xã Quang Thuận, CSCP 7.000 m3/năm;

* Khu vực Nà Xỏm - Nà Pản xã Cẩm Giàng, CSCP 5.000 m3/năm;

Các mỏ chưa đánh giá trữ lượng, dự kiến thăm dò và khai thác trong các năm tới gồm: Khu vực tại thôn Khuổi Duộc - Cây Thị, xã Mỹ Thanh; khu vực Xã Hà Vị; Khu vực thôn Lủng Trang, xã Lục Bình; Khu vực Pác Cáp, thôn Pác Thiên, xã Nguyên Phúc.

Với phương án trên, năng lực khai thác, sản xuất cát toàn tỉnh đạt khoảng 275.000 m3/năm.

So với nhu cầu, với năng lực như trên chưa thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng của tỉnh; do vậy cần nghiên cứu đầu tư thêm các cơ sở chế biến cát nhân tạo (cát nghiền). Theo phương án đó, dự kiến đầu tư các cơ sở sản xuất xát nghiền tại các địa phương thuận lợi về nguồn nguyên liệu và giao thông.

- Đầu tư mới các cơ sở cát nghiền tại các huyện,thành phố với tổng công suất từng khu vực như sau:

+ Thành phố Bắc Kạn: 100.000 m3/năm; + Huyện Chợ Đồn: 50.000 m3/năm; + Huyện Bạch Thông: 50.000 m3/năm; + Huyện Na Rì: 50.000 m3/năm.

+ Huyện Pác Nặm: 50.000 m3/năm. + Huyện Ngân Sơn: 50.000 m3/năm.

Sử dụng nguyên liệu là đá magma, cuội sỏi trên các sông suối. Cát nghiền sử dụng cho bê tông và vữa phải đạt tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 9205:2012.

Năng lực sản xuất cát nghiền đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 350.000 m3.

Với phương án phát triển khai thác và chế biến cát như trên, đến năm 2020, năng lực khai thác cát sông và cát nghiền của tỉnh sẽ đạt khoảng 625.000 m3/năm, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cát trên địa bàn.

2.6. Bê tông

Trong các giai đoạn tới, nhu cầu bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm tại tỉnh Bắc Kạn sẽ tăng lên để phục vụ các chương trình cấp thoát nước, phát triển lưới điện, xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị. Vì vậy việc phát triển các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn, trạm trộn bê tông thương phẩm là cần thiết. Phương án phát triển sản xuất bê tông tại Bắc Kạn đến năm 2020 như sau:

- Phát huy hết công suất dây chuyền sản xuất bê tông của các cơ sở hiện có: + Công ty TNHH Hoa Nam tại Bắc Kạn, địa chỉ tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, CSTK 10.000 m3/năm bê tông cấu kiện;

+ Công ty cổ phần xây dựng và bê tông Bắc Kạn, địa chỉ Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới. Công ty đang sản xuất bê tông cấu kiện, sản phẩm chủ yếu là cột điện bê tông ly tâm, CSTK 10.000 m3/năm;

+ Cơ sở sản xuất cống bê tông Hà Đức Hóa, địa chỉ Phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn, sản xuất ông cồng bê tông, năng lực 1.000 m3 bê tông/năm;

+ Công ty TNHH Phúc Lộc, địa chỉ xã Nông Thượng,thành phố Bắc Kạn, sản xuất bê tông thương phẩm, công suất 40 m3/h;

- Đầu tư thêm từ 01 đến 03 cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm đạt công suất 60 m3/h; trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w