Vật liệu xây.

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 55 - 59)

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

2. Hiện trạng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm.

2.2. Vật liệu xây.

Vật liệu xây là 1 trong các loại VLXD được phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; bên cạnh việc sản xuất gạch đất nung đã được phát triển từ

trước, hiện nay gạch không nung đã và đang được nhiều cơ sở đầu tư sản xuất và bước đầu được sử dụng khá rộng rãi. Cụ thể hiện trạng sản xuất chủng loại này như sau:

2.2.1. Gạch nung

Kết quả khảo sát tháng 6/2017 cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang tồn tại 2 loại hình công nghệ nung gạch khác nhau là lò tuy nel và lò thủ công.

Tổng năng lực sản xuất gạch nung ở Bắc Kạn đến cuối năm 2016 theo thống kê là 75 triệu viên/năm, trong đó:

- Lò tuy nen: 15 triệu viên; - Lò thủ công: 60 triệu viên.

Do giá thành rẻ nên hiện nay gạch đất nung vẫn còn được sản xuất khá nhiều và sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhất là các công trình xây dựng của nhân dân.

Công nghệ lò tuy nen

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mặc dù có tiềm năng về nguồn đất sét sản xuất gạch ngói, nhưng do mật độ dân cư thưa thớt, địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đường bộ tương đối khó khăn nên hiện chỉ có 01 cơ sở sản xuất gạch tuy nen đang hoạt động là:

- Nhà máy gạch tuynel Cẩm Giàng - Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Bắc Kạn, CSTK 15 triệu viên/năm; địa điểm sản xuất xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông. Sản lượng năm 2016 đạt khoảng 10 triệu viên.

Ngoài ra, tại xã Hà Vị huyện Bạch Thông, Công ty cổ phần Gốm và khai thác xây dựng Bắc Kạn đang xin thực hiện dự án sản xuất gạch công nghệ cao từ đất sét với công suất thiết kế 25 triệu viên năm. Dự án dự kiến đi vào hoạt động vào quý IV năm 2018.

Công nghệ lò thủ công

Theo số liệu điều tra, đến hết năm 2016, toàn tỉnh còn 96 lò gạch nung và 2 lò vôi thủ công đang hoạt động, tập trung chủ yếu tại các địa phương như: Thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, Ba Bể, Pác Nặm, Na Rỳ.

Trong đó, có 67 lò gạch thủ công phải dừng hoạt động sản xuất trước ngày 31/12/2016 do các lò này nằm ở khu vực thành phố, gần khu dân cư và gần khu vực canh tác trồng lúa, hoa màu; 29 lò được phép hoạt động đến 31/12/2017. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh mới xóa bỏ được 18 lò trong tổng số 67 lò gạch nung phải dừng hoạt động trước ngày 31/12/2016.

Bạch Thông là một trong những địa phương có khá nhiều lò nung vật liệu xây dựng thủ công (đầu năm 2016, toàn huyện có 31 lò gạch và 02 lò nung vôi) Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND

các xã có cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung thủ công trên địa bàn tổ chức đi kiểm tra, rà soát đồng thời tuyên truyền, vận động cho các chủ cơ sở biết và cam kết thực hiện theo lộ trình: 04 lò gạch thủ công phải phá dỡ ngay vì không có giấy phép kinh doanh, 03 lò đến 31/12/2016 phải phá dỡ, 16 lò được hoạt động đến ngày 31/12/2016, 08 lò được hoạt động đến 31/12/2017, 02 lò nung vôi thủ công được hoạt động đến ngày 31/12/2019.

Kết quả, đến nay toàn huyện Bạch Thông mới xóa bỏ được 08 lò gạch nung thủ công. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 23 lò gạch và 02 lò vôi nung thủ công; trong đó chỉ có 08 lò gạch được phép hoạt động đến 31/12/2017, số lò gạch nung còn lại lẽ ra phải chấm dứt hoạt động từ sau 31/12/2016.

Trước thực trạng chậm xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất VLXD trên địa bàn, ngành chức năng của tỉnh cho biết: Nguyên nhân các cơ sở sản xuất chậm thực hiện tiến độ dừng hoạt động sản xuất và tự tháo dỡ lò nung thủ công, trả lại mặt bằng theo đúng lộ trình được xác định là do các hộ sản xuất, kinh doanh gạch nung thủ công đã tập kết vật liệu tại mặt bằng nên các lò gạch nung thủ công vẫn hoạt động trên cơ sở nguyên liệu sẵn có; các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công chưa có ý thức chấp hành, tự giác xóa bỏ lò gạch đất sét nung đúng theo quy định; công tác tuyên truyền, quán triệt chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động làm việc tại các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng tại các địa phương chưa được kịp thời, sâu rộng; nhiều nơi, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, vào cuộc nên việc phổ biến, tuyên truyền, vận động cho nhân dân còn nhiều hạn chế; đa phần người lao động tại các lò nung thủ công là lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề nên việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp rất khó khăn.

Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, đầu tư sản xuất kinh doanh, định hướng sản xuất vật liệu xây dựng; tuyên truyền lộ trình chấm dứt hoạt động các lò nung thủ công sản xuất VLXD để người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh hiểu được và tự giác thực hiện kế hoạch xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn./

Nguồn nguyên liệu sản xuất:

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn có nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch được cấp phép tại mỏ Cốc Xả, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông; các cơ sở sản xuất gạch nung khác đều không có nguồn nguyên liệu được cấp phép. Các cơ sở đó sử dụng nguyên liệu tận thu từ công tác hạ cốt mặt bằng các công trình xây dựng, hoặc cả tạo vườn tược, gò đồi....

2.2.2. Gạch không nung

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, mặc dù có lợi thế về nguồn cốt liệu là đá mạt từ các mỏ đá, cát sông suối, nhưng sản phẩm gạch không nung xi măng - cốt liệu chỉ mới được phát triển sản xuất trong thời gian gần đây. Hiện tại số lượng cơ sở sản xuất gạch không nung đã phát triển khá nhiều, tập trung chủ yếu tại một số

huyện có nhiều mỏ đá như Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rỳ và thành phố Bắc Kạn. Đa số các cơ sở sản xuất đều là tư nhân, hộ gia đình, quy mô nhỏ và công nghệ còn lạc hậu. Sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu có kích thước lớn (10x15x25) và (15x25x40) cm, với nguyên liệu từ xi măng, mạt đá, cát. Chất lượng sản phẩm chưa cao, khối lượng nặng; do đó loại gạch này được sử dụng chủ yếu thi công các hạng mục xây dựng móng, bờ kè, tường rào,...

Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có một số cơ sở sản xuất gạch không nung được đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ, cơ giới hóa cao đã đi vào hoạt động ổn định. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Danh sách các cơ sở sản xuất gạch không nung có quy mô công suất vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tính đến 6/2017

STT Tên cơ sở Địa điểm sản xuất CSTK SL 2016

(viên/năm)

1 Công ty CP Tư vấn phát 21.000.000 10.000.000

triển Hạ Tầng

Công ty Cổ phần sản

2 xuất vật liệu xây dựng 5.000.000 2.000.000

Bắc Kạn

Công ty cổ phần Hồng Mỏ đá Suối Viền,

3 Hà phường Xuất Hóa, 7.000.000 5.000.000

thành phố Bắc Kạn Mỏ đá Lủng Điếc, xã

4 DNTN Việt Anh Bành Trạch, huyện 15.000.000 3.000.000 Ba Bể

Công ty TMHH MTV Mỏ đá Lũng Váng,

5 Khoáng sản và Thương thị trấn Bằng Lũng, 20.000.000 10.000.000 mại Đồng Nam huyện Chợ Đồn

Tổng 68.000.000 30.000.000

Nguồn: Số liệu điều tra của Viện VLXD và Sở XD tháng 6/2017.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Sao Mai Bắc Kạn (huyện Na Rì) có công suất 9 triệu viên/1 năm đã được cấp chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai sản xuất và dây chuyền sản xuất công suất 35 triệu viên/1 năm của Công ty TNHH 9999 dự kiến sẽ đầu tư tại phường Xuất Hóa (thành phố Bắc Kạn) hiện đang trong quá trình lập thủ tục đầu tư.

Bên cạnh đó, có rất nhiều hộ gia đình, các HTX, các công ty, doanh nghiệp có cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng đã đầu tư các thiết bị sản xuất gạch không nung để tận dụng nguồn mạt đá. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 50 cơ sở sản xuất gạch không nung có CSTK từ 0,5 - 1,0 triệu viên/năm. Các cơ sở sản xuất này chỉ đầu tư một máy ép thủy lực, mỗi lần ép 12 viên; một số ít kệ khuôn, diện tích mặt bằng sản xuất nhỏ; chủ

yếu sản xuất theo thời vụ khi thị trường có nhu cầu. Chất lượng gạch của các cơ sở này nói chung chưa cao, chủ yếu được dùng để xây tường bao, móng, bờ rào...

Một phần của tài liệu Bao cao Thuyet minh dieu chinh bo sung QH VLXD (Kem theo VB so 1190 ngay 25.9.2017 cua SXD) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w