1. Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực.
Quy hoạch nhân lực của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 với mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng Bắc Kạn phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh về tài nguyên rừng, khoáng sản để phát triển nhanh và bền vững.
Quy hoạch nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu cho 2 giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Trong đó, phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15,34% năm 2010 lên 30% năm 2015. Cụ thể, tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 6,07% lên 20%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,85% lên 40%; dịch vụ tăng từ 39,1% lên 55,5%. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo khoảng 6.000 lao động cho các ngành kinh tế. Tạo việc làm mới giai đoạn 2011 - 2015 bình quân cho khoảng 7.000 người/năm…
Trong 6 năm qua (giai đoạn 2011 - 2016), các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch. Bộ máy quản lý phát triển nhân lực được hoàn thiện. Hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực được đổi mới và tăng cường năng lực. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của UBND các cấp, các sở, ban, ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực được phân định rõ. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện quy hoạch nhân lực được tăng cường, mối quan hệ giữa đơn vị sử dụng nhân lực và cơ sở đào tạo nhân lực được gắn kết.
Khối các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã tập trung triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của nhân lực trong việc phát triển kinh tế; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của địa phương liên quan đến phát triển nhân lực; cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch; triển khai các đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rà soát, điều chỉnh mạng lưới các cơ sở dạy nghề; phát triển mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành y; tổng hợp, đề xuất nhu cầu đào tạo lao động cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế…
Bên cạnh đó, khối các cơ sở đào tạo đã làm tốt vai trò tổng hợp và dự báo nhu cầu nhân lực của toàn tỉnh và thực hiện các kế hoạch tuyển sinh, đào tạo phù hợp với nhu cầu, từng bước gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động. Khối các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chú trọng công tác quy hoạch nhân sự, lập kế hoạch sử dụng lao động hằng năm và trung, dài hạn, thông tin thường xuyên với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các cơ sở đào tạo để có kế hoạch cung ứng nguồn lao động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Các cấp chính quyền địa phương rà soát và bổ sung quy hoạch nhân sự của tỉnh và quy hoạch/kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình.
Tính đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tổng số 18 cơ sở dạy nghề, trong đó có 01 trường cao đẳng nghề (được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp nghề trong năm 2015); 7 Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện; 5 Trung tâm dạy nghề ngoài công lập và 5 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Trong giai đoạn này các cơ sở dạy nghề công lập được nhà nước cấp kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề. Việc cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn về chính sách, pháp luật lao động, dạy
nghề, đi xuất khẩu lao động đối với người lao động, tư vấn về định hướng học nghề, giới thiệu việc làm sau đào tạo cho người lao động được thực hiện thường xuyên và có chất lượng hơn. Với sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đã tăng từ 15,34% năm 2010 lên 30% năm 2016.
Cùng với đó, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn đại học và đào tạo, bồi dưỡng cao cấp, cử nhân lý luận chính trị; có năng lực, sức khỏe, nhiệt huyết với công việc; tích cực nghiên cứu, học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương công tác, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong toàn tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị; tích cực đề xuất các mô hình phát triển kinh tế để thực hiện đạt kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 7,65% cán bộ, công chức có trình độ trên đại học, 78,59% cán bộ, công chức có trình độ đại học, tỷ lệ cán bộ công chức được bồi dưỡng theo ngành và theo chức danh lãnh đạo quản lý đạt 5,79%; có 61,41% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên, 83,02% đạt chuẩn về lý luận chính trị; 12,8% công chức cấp xã được đào tạo bồi dưỡng quản lý nhà nước.
Nguồn nhân lực của tỉnh đã được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế như:
- Là một tỉnh miền núi khó khăn, xuất phát điểm thấp, việc thực hiện phát triển nguồn nhân lực còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Hiệu quả về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa cao. Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp trong lực lượng lao động. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, manh mún, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thu hút được lao động do chế độ đãi ngộ chưa phù hợp. Ngành công nghiệp xây dựng, khai khoáng gặp nhiều khó khăn do suy thoái chung của nền kinh tế.
2. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực.
Theo Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020. Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu: Xây dựng Bắc Kạn phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát huy được lợi thế so sánh của Tỉnh về tài nguyên rừng, khoáng sản để phát triển nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp được phát triển dựa trên năng suất cây trồng, vật nuôi và tài nguyên rừng. Ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở công nghiệp
chế biến. Môi trường được bảo vệ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, đời sống nhân dân được cải thiện. Các chỉ tiêu về mức sống, văn hoá, xã hội đạt ở mức khá so với bình quân của cả nước; thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập của các cộng đồng dân cư, giữa các vùng trong tỉnh. Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội và quốc phòng an ninh. Cơ sở hạ tầng thông tin được phát triển, điện năng đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Khối đoàn kết các dân tộc được củng cố. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn phấn đấu:
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 47,5% năm 2020. Trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản lên 40%; công nghiệp - xây dựng lên 55%; dịch vụ lên 60 %.
- Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 7.000 lao động cho các ngành kinh tế. Thực hiện đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo.
- Tạo việc làm mới bình quân cho khoảng 7.000 người/năm.
- Đảm bảo cơ bản cho mọi người có việc làm và có thu nhập ổn định. Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với tăng trưởng kinh tế của các ngành đến năm 2020.
- Giữ ổn định tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 5%; Nâng tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2020.
Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNGTỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020 TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020
Theo kết quả điều tra, khảo sát; hiện trạng sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh, trong số 11 loại sản phẩm VLXD chủ yếu được nêu trong "Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" đã được phê duyệt theo Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014, tại tỉnh Bắc Kạn hiện nay chỉ sản xuất được 6 loại sản phẩm là: Vật liệu xây (gạch đất sét nung và gạch xây không nung), vật liệu lợp (tấm lợp kim loại, ngói lợp máng), đá xây dựng, cát xây dựng, sản xuất bê tông (bê tông thương phẩm và bê tông cấu kiện) và sản xuất vôi thủ công. Các loại sản phẩm còn lại gồm: xi măng, gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh, kính phẳng và tấm thạch cao đều phải nhập từ địa phương khác.
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy ngành sản xuất VLXD của tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn chưa được phát triển mạnh, các cơ sở sản xuất đều ở quy mô nhỏ, phân tán, lực lượng lao động tham gia sản xuất không lớn và tỷ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất của toàn tỉnh không cao (trên dưới 2%). Dưới đây là kết quả điều
tra cụ thể hiện trạng sản xuất 6 loại sản phẩm VLXD nêu trên và sự phân bố các cơ sở sản xuất trên địa bàn các huyện, thành phố.