Những khoảng trống cần bổ sung, hoàn thiện tiếp về cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 31 - 33)

diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Do mỗi quốc gia khác nhau có những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội riêng nên sự khác biệt về quan điểm học thuật và điều kiện pháp lý về DNNN ở các nước là khá lớn và từ đó các nghiên cứu về DNNN thường không thống nhất

nhau ở các nội dung quan trọng như quan niệm về DNNN, về cơ chế và phương pháp quản lý, quản trị điều hành DNNN; việc thực hiện chức năng đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, mô hình đại diện CSH vốn nhà nước trong các DN… Cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, hơn nữa còn có sự khác biệt rất lớn trong cách tiếp cận và đề xuất các giải pháp về vấn đề này. Xét trên phương diện kinh tế chính trị cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, vì vậy luận án cần tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn, bao gồm:

- Tính tất yếu khách quan của thực hiện sở hữu nhà nước thông qua cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ sở hình thành, bản chất, đặc điểm, vai trò, nội dung của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng.

- Thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những bất cập nảy sinh và nguyên nhân.

- Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 31 - 33)