Dự báo tình hình

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 122 - 124)

- Việc tổ chức nghiên cứu, thể chế hóa một số chủ trương của Đảng và Nhà nước còn chưa kịp thời Từ năm 2001, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX đã xác định

4.1.1. Dự báo tình hình

Tình hình khu vực và thế giới

Trong thời gian tới, kinh tế thế giới có những đặc điểm nổi bật, đó là: (i) Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ; (ii) Các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới; (iii) Khoa học- công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới; (iv) Kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

- Xu hướng đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) có phạm vi rộng hơn trước, bao gồm cả các lĩnh vực phi truyền thống như: môi trường, lao động, DNNN, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ... (trước đây các FTA chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hàng hóa); mức độ cam kết cũng sâu hơn, như phải xóa bỏ gần như 100% thuế nhập khẩu, trong đó trên 90% là xóa bỏ ngay, xóa bỏ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho hàng đã qua sử dụng... Đây là các FTA thế hệ mới. Các FTA kiểu này thường tác động lớn hơn đến thể chế. Vì vậy, nếu được đàm phán phù hợp, các FTA này sẽ góp phần tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp

ở Việt Nam.

- Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0- một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị- là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, tạo động lực để doanh nghiệp nói chung cũng như DNNN phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh

doanh, đổi mới tư duy về thị trường. Trong phạm vi sản xuất, kinh doanh, Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho phép mức độ tự do và linh hoạt cao hơn trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm đầu tư được tùy biến cá nhân và sản xuất tại chỗ. Không chỉ sản phẩm mà các dịch vụ cũng sẽ được tạo ra hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp. Do đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để Nhà nước và doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, nhất là tư duy về thị trường.

Tình hình trong nước

Qua 30 năm đổi mới đã tạo ra thế và lực lớn hơn nhiều so với trước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nằm trong nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình; vóc dáng nền kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, nhưng Việt Nam vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với những điểm nghẽn tích tụ qua nhiều năm cần phải được tiếp tục tập trung giải quyết, những khó khăn thách thức bắt nguồn từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế: Mô hình CNH, HĐH nước ta có những điểm chưa phù hợp trong điều kiện mới; nợ công và nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao; bội chi ngân sách cao và kéo dài nhiều năm; đầu tư còn dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt đầu tư công; nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước hệ số nợ cao, trong khi lợi nhuận giảm chưa tương xứng với nguồn lực được giao. Tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng diễn ra còn chậm; huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt thấp, đặc biệt huy động vốn của khu vực tư nhân còn hạn chế; năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) thấp dưới tiềm năng, cải cách thể chế, tinh giảm bộ máy hành chính có độ trễ nhất định và đến nay mới đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, chưa tạo ra động lực để phát huy hiệu quả ngay từ những năm đầu thực hiện kế hoạch 2015-2020. Khả năng hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp là khó thực hiện.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Những vấn đề đặt ra phải giải quyết trong thời gian tới khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với trước.

- Hình ảnh và uy tín của DNNN và hệ thống chính sách có liên quan chịu ảnh hưởng nặng nề của các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật ở một số tập đoàn, tổng công ty trong thời gian qua.

- Cho đến nay, còn nhiều chủ trương lớn của Đảng chưa được thể chế hóa đầy đủ như: Chủ trương “Thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện CSH của các bộ, UBND tỉnh, thành phố đối với DNNN”; “Tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế- xã hội với vai trò CSH tài sản, vốn của Nhà nước”, “xác định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý toàn diện DNNN, bao gồm cả vốn, tài sản và nhân sự, cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có phần vốn nhà nước; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân quản lý vốn nhà nước trong kinh doanh”, “hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước”, “Sớm xác định cơ quan Nhà nước đóng vai trò CSH doanh nghiệp, khắc phục tình trạng không rõ ràng hiện nay”, “Thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng thực hiện các quyền CSH với chức năng quản lý hành chính nhà nước, tách bạch rõ ràng thực hiện quyền CSH và quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế phân cấp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước theo nguyên tắc có một đầu mối chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quản sản xuất kinh doanh của các DNNN, kể cả các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt”...

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 122 - 124)