Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Một phần của tài liệu 714 kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần flexfit,khoá luận tốt nghiệp (Trang 97)

7. Kết cấu của khóa luận

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Bằng những nỗ lực trong việc cải tiến nhà máy sản xuất và xây dựng đội ngũ nhân

viên chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cùng dịch vụ, Flexfit phấn đấu trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công nội thất các

sản phẩm gỗ công nghiệp có uy tín, ghi dấu trong lòng khách hàng, đồng thời tạo được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ nội thất trong nước, sau đó là thị trường nước ngoài.

Flexfit không ngừng tổ chức mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước. Hiện nay Flexfit đã sở hữu hai nhà máy có quy mô lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại và bốn showroom trên địa bàn Hà Nội. Trong năm 2020, Flexfit đang tiếp tục đầu tư nhà máy thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh và mở thêm 20 showroom tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hướng đến thị trường trung và cao cấp, Flexfit liên tục cập nhật những công nghệ

mới để tạo ra trải nghiệm mua sắm dễ dàng, mới mẻ và hiệu quả cho khách hàng. Đồng thời, tăng cường kết nối các thương hiệu hàng đầu, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để đem đến sản phẩm nội thất hoàn hảo về giá trị thẩm mỹ và công năng

sử dụng.

Tiếp tục không ngừng nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Flexfit

là một trong số không nhiều các doanh nghiệp nội thất đầu tư và đặc biệt ưu tiên hoạt động nghiên cứu - phát triển với mong muốn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nội thất mang tính đột phá.

Nguyễn Thị Bích Phương K19KTM

- Tuân thủ theo chính sách tài chính, chế độ kế toán hiện hành.

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều phải chịu sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước qua hệ thống pháp luật và các quy chế tài chính. Do đó, các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán đều phải căn cứ vào chính sách quản lý kinh tế và chế độ kế toán hiện hành.

- Phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Hoàn thiện kế toán thu nhập, chi phí phải dựa trên tình hình tài chính, quy mô sản xuất, cơ cấu quản lý, hệ thống cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán viên và tình hình trang thiết bị, công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán.

- Cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Kế toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định về mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin kế toán cần được cung cấp kịp thời, cập nhật nhanh chóng, độ chính xác cao theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Đặc biệt, hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thì nhiệm vụ này lại càng phải đề cao hơn nữa.

- Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Việc hoàn thiện công tác kế toán yêu cầu phải cung cấp thông tin hữu ích nhất, độ chính xác, cao nhất dựa trên cơ sở chi phí phải bỏ ra là thấp nhất và thấp hơn lợi ích kinh tế thu được từ hoàn thiện công tác kế toán.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Flexfit

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách chiết khấu thanh toán

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và kích thích được nhu cầu khách hàng thì việc áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng là thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp.

Chiết khấu thanh toán bản chất chính là khoản chi phí về quyền sử dụng vốn nên được tính là một khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp. Công ty nên áp dụng linh hoạt tỷ lệ chiết khấu để vừa khuyến khích được khách hàng thanh toán sớm vừa không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Công ty cần căn cứ vào các tiêu chí như: lãi suất vay ngân hàng, thời hạn thanh toán, tổng số nợ, mối quan hệ hợp tác, mức độ trung thành của khách Iiang,... để đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán phù hợp với từng khách hàng, từng thời điểm.

Tài khoản 635 - Chi phí tài chính được sử dụng để ghi nhận các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Công ty nên mở tài khoản chi tiết để theo dõi riêng các khoản chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ.

Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, kế toán hạch toán: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 131 - Phải thu khách hàng

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện sổ sách kế toán bán hàng

Công ty cần mở sổ chi tiết bán hàng theo từng mặt hàng để thông tin kế toán bán hàng về doanh thu, giá vốn và lợi nhuận cho từng đối tượng được đầy đủ, rõ ràng, giúp công tác kế toán quản trị bán hàng dễ dàng và thuận lợi hơn.

Công ty có thể sử dụng mẫu sổ chi tiết bán hàng theo thông tư 200 để theo dõi theo từng mặt hàng, nhóm hàng, cụ thể như sau:

Nguyễn Thị Bích Phương K19KTM

Ngiv hạch toán

Chứng từ Hóa đon Diễn giải TK

đói ứng

DV T

Doanh thu Các khoản tinh trừ

Ngiy Sn hiệu Ngiv So Số

lượng

Đon giá

Thành tiền Thuế

Khac(Sll)

Cộng phát Mnh - Doanh thu thuàn

- Gla vón háng bán -Lii gộp____________________ Mặt hàng Tổng doanh thu Giam trừ DT Doanh thu thuần Giá vốn Lọi nhuận sộp CPQL phân bổ Lffi nhuận Tổng Nguyễn Thị Bích Phương K19KTM

Khóa luận tốt nghiệp 77 Học viện Ngân hàng

Hình 3.1. Sổ chi tiết bán hàng

só CHITIÉT BÁN HÀNG

Mm 2020

Tên sàn phâm:

Vì mặt hàng kinh doanh của công ty đa dạng nên ngoài sổ chi tiết đã có cuối kỳ công ty nên lập báo cáo bán hàng để thấy rõ những mặt hàng có doanh thu lớn, có tiềm năng phát triển trong tương lai, thông qua đó các nhà quản lý sẽ có những chiến lược ổn định về giá, chiến lược kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Công ty có thể sử dụng

báo cáo bán hàng theo mẫu dưới đây:Hình 3.2. Báo cáo bán hàng

Thời hạn thanh toán quá hạn (t) Mức trích lập dự phòng

6 tháng ≤ t < 1 năm 30%

1 năm ≤ t < 2 năm 50%

2 năm ≤ t < 3 năm 70%

t ≥ 3 năm 100%

Khóa luận tốt nghiệp 78 Học viện Ngân hàng

3.3.3. Giải pháp về phân bổ chi phí kinh doanh

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu mà công ty theo đuổi. Mỗi loại sản phẩm lại có một mức lợi nhuận khác nhau nên để đạt được mục tiêu trên, một trong các biện pháp có

thể sử dụng là tăng doanh thu, giảm chi phí của từng loại sản phẩm. Do đó, công ty cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng loại hàng hóa từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng hóa đạt hiệu quả cao.Đê thực hiện được biện pháp trên, công ty cần xác định được tổng chi phí sử dụng

để đạt được doanh thu của mặt hàng đó. Do đó, cần phải phân bổ chí phí quản lý kinh doanh cho từng mặt hàng và nhóm hàng để xác định được chi phí cho từng mặt hàng một cách chính xác. Công ty có thể phân bổ chí phí quản lý kinh doanh cho từng hàng hóa theo tiêu thức doanh thu bán hàng như sau:

Chi phí QLKD phân bổ cho mặt

hàng i

Chi phí QLKD trong kỳ Doanh thu bán mặt

Tổng doanh thu bán hàng x hàng i

trong kỳ

3.3.4. Giải pháp về trích lập các khoản dự phòng

Trích lập dự phòng là một trong những nghiệp vụ kế toán quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

a) về dự phòng phải thu khó đòi:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ

phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn. (Thông tư 48/2019/TT-BTC)Kế toán cần theo dõi thời hạn, tuổi nợ và dự kiến tổn thất có thể xảy ra của các khoản nợ phải thu và tiến hành lập dự phòng đối với các khoản nợ đó, đồng thời chuẩn bị chứng tờ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên

Nguyễn Thị Bích Phương K19KTM

Khóa luận tốt nghiệp 79 Học viện Ngân hàng

Căn cứ thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính mức trích lập được quy định:

- Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định không thể thu hồi được thì doanh nghiệp tự

dự kiến

mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên

sổ kế

toán) để trích lập dự phòng.

- Khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi được ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi lập báo cáo tài chính, kế toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi b) Ve dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Theo thông tư 48/2019/TT-BTC định nghĩa: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho”.

Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính riêng cho từng

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán

Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng theo mô hình tập trung, mô hình này có ưu điểm đơn giản, dễ kiểm soát. Tuy nhiên, khi quy mô và địa bàn kinh doanh lớn hơn, công việc kế toán phức tạp hơn thì mô hình này không còn hiệu quả về tiến độ thực hiện và chất lượng công việc. Do đó, công ty cần xem xét và cân nhắc việc

Khóa luận tốt nghiệp 80 Học viện Ngân hàng

Khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập.

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho Lượng hàng tồn kho thực tế x

tại thời điểm lâp BCTC năm Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

- Khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi tăng vào giá vốn hàng

bán. Bút toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

3.3.5. Giải pháp hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ

Quy định rõ về thời gian lập và luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban trong công ty, đề ra mức phạt đối với việc chậm luân chuyển chứng từ để mỗi cá nhân nâng cao trách nhiệm công việc. Thông báo các khoản tạm ứng của từng nhân viên định kỳ hàng tuần, đôn đốc họ lấy chứng từ hoàn ứng kịp thời.

Tăng cường kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ kế toán: theo mẫu, nội dung chính xác và đầy đủ chữ ký để việc hạch toán trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn.

Yêu cầu kế toán viên cập nhật, ghi sổ và in chúng từ hàng ngày ngay sau khi phát

sinh nghiệp vụ kế toán, tránh để xảy ra tình trạng dồn lại gây khó khăn cho việc kiểm soát, chủ động kiểm tra lại công việc để có thể phát hiện kịp thời và xử lý sai sót.

Thường xuyên kiểm tra việc in ấn và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán để tránh

Nguyễn Thị Bích Phương K19KTM

xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Việc tổ chức bộ máy theo mô hình này có thể giúp giảm bớt khối lượng công việc cho bộ phận kế toán tại văn phòng, việc tập hợp chứng từ và ghi sổ kế toán được đảm bảo về mặt thời gian, kịp thời cung cấp thông tin, mang lại hiệu quả cao hơn.

Để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng tốt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cần tăng cường đội ngũ kế toán, tuyển dụng thêm nhân viên kế toán, để giảm tình trạng một kế toán viên kiêm quá nhiều phần hành như hiện nay. Quy định rõ nhiệm vụ của từng kế toán viên để họ có thể tập trung chuyên môn vào công việc của mình.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mỗi biến động trong chính sách kinh tế vĩ mô đều tác động không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo môi môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, thông thoáng và minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh công bằng. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn tồn tại nhiều bất cập đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, mà các doanh này còn hạn chế về vốn, năng lực quản trị, quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh không cao. Để hỗ trợ tối đa

Khóa luận tốt nghiệp 82 Học viện Ngân hàng

giúp cho các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường, Nhà nước cần có những hành động cụ thể thúc đẩy các chính sách tài chính, tín dụng; chính sách khoa học và công nghệ; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại...

Cuối cùng, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, giúp cho doanh

nghiệp có thời gian đào tạo và thích nghi với những sự thay đổi của luật pháp, của các chính sách thuế, tài chính, kế toán được ban hành.

3.4.1. Đối với Bộ Tài chính

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế để phát triển các nghiệp vụ kế toán sao cho phù hợp nhất với điều kiện kinh tế Việt Nam

nhưng vẫn tiến gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế để các doanh nghiệp dễ dàng trong công cuộc hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần ban hành thêm các thông tư hướng dẫn

cụ thể, chi tiết, tạo sự thống nhất giữa các doanh nghiệp, do hiện nay chế độ, chuẩn mực

quy định ở mức độ chung nên mỗi doanh nghiệp có thể hiểu và áp dụng khác nhau dẫn đến sự thiếu nhất quán và đồng bộ.

Thứ hai, Bộ Tài chính nên thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về luật, chế độ, nghị định mới ban hành liên quan đến công tác kế toán cho đội ngũ cán bộ kế toán. Đồng thời, tăng cường hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp kế toán để nâng cao sự hiểu biết cho người làm công tác kế toán.

Thứ ba, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra tình hình tài chính, tình hình thực hiện các chế độ và chuẩn mực để phát hiện sai sót và đưa ra các biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời nhằm góp phần hoàn thiện kế toán tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 714 kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần flexfit,khoá luận tốt nghiệp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w